agribank-vietnam-airlines

Dòng vốn "ngọt" giữa trùng khơi Bạch Long Vĩ (Bài 2)

Hương Giang
Hương Giang  - 
Việc đưa vốn tín dụng chính sách xã hội ra huyện đảo Bạch Long Vĩ là một quá trình đầy gian nan và thử thách. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, dòng vốn “ngọt” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần nâng cao chất đời sống của bà con ngư dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, biến Bạch Long Vĩ từ một vùng đất hoang vu, khô cằn thành một đô thị thu nhỏ giữa lòng biển khơi.
aa
Dòng vốn "ngọt" giữa trùng khơi Bạch Long Vĩ (Bài 1)

Bài 2: Không để trắng tín dụng chính sách ở đảo tiền tiêu

Dòng vốn

Những người lạ đáng tin

Vượt qua ngàn chông gai của những ngày mới ra đảo, ông Trần Chí Tráng (khu dân cư số 1) cũng như nhiều ngư dân khác bắt tay vào làm ngư nghiệp. Bạch Long Vĩ là 1 trong 8 ngư trường lớn của cả nước, có nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú nên phải đi biển đánh bắt dài ngày, muốn đi được cần vốn rất lớn, ông phải vay tiền lãi cao của anh em, bạn bè. Nhưng "vận đổi, sao dời" lại bỏ quên những nỗ lực của gia đình ông, sau mỗi chuyến đi ông chẳng bao giờ thu hồi được vốn vì tiền dầu, mua lưới cụ quá cao, tàu nhỏ nên số lượng đánh bắt ít. Sống mãi với nghề mà vẫn nghèo, nhiều lúc nản, ông bảo bỏ quách nghề cho xong.

Vợ chồng ông Trần Chí Tráng tất bật chuẩn bị lưới cụ cho ngày đánh bắt cá
Vợ chồng ông Trần Chí Tráng tất bật chuẩn bị lưới cụ cho ngày đánh bắt cá

Dẫu vậy, nghe tin mình đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay của NHCSXH, ông lại quyết tâm vay 50 triệu đồng đầu tiên để sửa thuyền và thay lưới cụ thay đổi vùng đánh bắt và cách làm truyền thống. Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì đảo nhiều đá ngầm, sóng lớn nhưng mọi thứ đều qua, gia đình ông bắt đầu đủ ăn, có kinh tế dư giả để xây nhà trong đất liền. Cuộc sống dần tốt hơn cũng là động lực giúp ông bà nuôi dạy 3 người con ăn học trưởng thành và thực hiện ước mơ đi học lớp xóa mù chữ của bộ đội biên phòng.

Cũng là một trong số những gia đình có bước thay đổi ngoạn mục từ khi có nguồn vốn NHCSXH, ông Vũ Văn Quân chia sẻ, vợ chồng ông ra với đảo bằng hai bàn tay trắng cùng với 8 triệu đồng và 15 cân gạo được Nhà nước cấp. Muốn có tiền để mua tàu theo nghề đánh bắt, ông phải nhờ người thân trong đất liền thế chấp tài sản vì ông không có tài sản đảm bảo. Từ khi được NHCSXH được vay 100 triệu đồng để mua tàu chở dầu, ông mừng vô kể vì lần đầu tiên có một người xa lạ tin mình làm ăn chân chính và sẽ giữ chữ tín. "Liều thuốc" tinh thần đó càng trở thành động lực mạnh mẽ giúp ông bà mở rộng kinh doanh. Đến nay, gia đình ông bà đã có cơ ngơi khang trang, một tàu chở dầu diesel 140 m3 và một tàu chở hàng để kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá.

Ông Vũ Văn Quân cùng cán bộ NHCSXH trên con tàu được sự góp sức của tín dụng chính sách
Ông Vũ Văn Quân cùng cán bộ NHCSXH trên con tàu được sự góp sức của tín dụng chính sách

Sau 8 năm, nguồn vốn tín dụng chính sách hiện diện trên đảo Bạch Long Vĩ, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc NHCSXH chi nhánh TP. Hải Phòng cho biết, tính đến 31/10/2024, tổng dư nợ tại đảo là gần 9,1 tỷ đồng, hỗ trợ 94 lao động được vay vốn (trong đó hơn 7,4 tỷ đồng là nguồn Trung ương NHCSXH huy động, 1,6 tỷ đồng là nguồn từ Ngân sách thành phố chuyển sang NHCSXH cho vay). Mục đích sử dụng vốn của khách hàng chủ yếu là dịch vụ buôn bán (bán hải sản, tạp hóa nhu yếu phẩm, xăng dầu...), dịch vụ lưu trú, ăn uống, khai thác đánh bắt hải sản, chăn nuôi. Hiện nhu cầu vay để xây dựng hệ thống nước sạch vệ sinh-môi trường cũng tăng nên NHCSXH đã chủ động tham mưu, báo cáo với các cấp lãnh đạo để bổ sung nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu này.

Trách nhiệm của nguồn vốn đầu tiên và duy nhất

Mặc dù không đặt phòng giao dịch tại đảo nhưng ông Phạm Minh Đức, cán bộ NHCSXH phụ trách huyện Bạch Long Vĩ cho biết, định kỳ 1 tháng 1 lần, ông cùng thành viên khác trong tổ giao dịch của NHCSXH TP. Hải Phòng sẽ thực hiện giao dịch tại điểm giao dịch huyện. Tại buổi giao dịch, các cán bộ NHCSXH sẽ thực hiện thu nợ, thu lãi, giải ngân kịp thời cho bà con đồng thời tổ chức họp giao ban cùng với Hội nông dân huyện, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn phổ biến các chính sách mới, rà soát nhu cầu vay vốn của bà con trên đảo. Trên cơ sở nắm bắt thực tế, các cán bộ sẽ tham mưu, đề xuất NHCSXH TP Hải Phòng tổng hợp báo cáo trưởng ban đại diện thành phố phân thêm vốn để hỗ trợ bà con kịp thời.

Để NHCSXH hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa vốn ra đảo tiền tiêu, ông Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội giống như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động. Theo đó, chính quyền TP. Hải Phòng cũng như chính quyền địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt cho người dân trên đảo, coi việc hỗ trợ họ phát triển kinh tế, an cư lạc nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Sự quan tâm này được thể hiện rõ nhất trong việc sẵn sàng dành nguồn lực và tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ NHCSXH đưa vốn hỗ trợ bà con. Cấp ủy, chính quyền TP. Hải Phòng luôn coi việc bố trí ngân sách bổ sung vốn ủy thác qua NHCSXH để cho vay đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn là việc làm mang tính thường kỳ hằng năm và chủ động triển khai ngay từ khâu xây dựng dự toán ngân sách mỗi năm của từng địa phương; đảm bảo đáp ứng sát nhu cầu vay vốn thực tế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trên đảo cũng như cân đối khả năng đáp ứng của ngân sách của TP. Hải Phòng.

Đặc biệt, theo tìm hiểu của phóng viên, Bạch Long Vĩ là huyện không có cấp xã, nhiệm vụ bảo đảm an ninh - quốc phòng được đặt lên trên hết nên nguồn thu cho ngân sách nhà nước không đáng kể. Chính vì vậy, Bạch Long Vĩ không có nguồn vốn ủy thác của huyện sang NHCSXH song vai trò quản lý Nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp huyện đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở được thể hiện ở nhiều góc độ khác.

Giám đốc NHCSXH TP Hải Phòng chia sẻ, nguồn lực mà Chỉ thị số 40-CT/TW mang lại không chỉ là nguồn vốn ủy thác từ vốn trung ương đến địa phương mà còn có những yếu tố khác. Cấp ủy, chính quyền huyện đảo hỗ trợ về phương tiện đi lại cho các cán bộ NHCSXH vì chi phí cho cả chuyến tàu có thể lên đến 300-400 triệu đồng; bố trí lịch tàu hai chiều giữa đảo và đất liền tương đối phù hợp với thời gian giao dịch, kịp thời có thông báo về các chuyến tàu để NHCSXH chủ động hoàn thành nhiệm vụ; hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện giao dịch cũng như nơi ăn, chốn nghỉ cho các cán bộ NHCSXH yên tâm làm nhiệm vụ trên đảo. Chỉ đạo các hội đoàn thể, tổ trưởng các khu dân cư tham gia vào tổ tiết kiệm và vay vốn cùng với NHCSXH giám sát, bình xét hiệu quả vay vốn một cách bài bản, hỗ trợ NHCSXH đôn đốc các món nợ nếu có rủi ro...

"Nếu không có những sự hỗ trợ này, NHCSXH không thể trở thành ngân hàng duy nhất dẫn vốn thành công ra khu vực đặc thù như Bạch Long Vĩ", ông Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định.

Dẫu vậy, việc kết dẫn nguồn vốn đều đặn từ rất liền ra nơi đầu sóng ngọn gió như Bạch Long Vĩ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các cơn bão lớn trước khi ảnh hưởng ở đất liền đều sẽ quét qua Bạch Long Vĩ với cấp độ cao nhất, đây chính là rủi ro lớn nhất hiện nay. Người dân trên đảo phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào ngư nghiệp, dịch vụ hậu cần nghề cá... thiên tai xảy ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng vay vốn mà còn có cả ngân hàng. Những tháng biển động tầm tháng 8, tháng 9, sóng rất to, cán bộ NHCSXH ra giao dịch có sức khỏe tốt, quen với đi biển lâu năm cũng không tránh khỏi say sóng, thời gian di chuyển kéo dài đến 12-13 tiếng; bình thường mỗi chuyến đi giao dịch kéo dài 2-3 ngày nhưng thời tiết xấu, không có tàu về, các cán bộ NHCSXH phải ở lại đảo đến cả tuần, ảnh hướng đến công việc đang phải đảm đương và giải quyết trên đất liền.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, các chương trình cho vay ưu đãi khác như cho vay thoát nghèo khó triển khai vì số hộ nghèo, cận nghèo gần như không có; trên đảo các hộ gia đình đều có con em đang trong độ tuổi đi học nhưng không thể cho vay theo chương trình học sinh, sinh viên vì trẻ qua độ tuổi tiểu học đều sẽ được đưa về đất liền để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn.

Bà con ngư dân phấn khởi khi có nguồn vốn tín dụng chính sách trên đảo
Bà con ngư dân phấn khởi khi có nguồn vốn tín dụng chính sách trên đảo

"Dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nguồn động viên lớn nhất để các cán bộ NHCSXH kiên trì đưa dòng vốn từ đất liền ra với huyện đảo được liên tục, thông suốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng; chất lượng tín dụng trên huyện đảo luôn ở mức tốt. Người dân huyện đảo có điều kiện tiếp cận với vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Cuộc sống của người dân Bạch Long Vĩ ngày càng khởi sắc, các hộ dân yên tâm bám biển, bám đảo", Giám đốc NHCSXH TP. Hải Phòng khẳng định.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data