Dòng vốn luân chuyển lành mạnh giúp phát triển nền kinh tế
Theo ông Châu, dòng tiền quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nếu dòng tiền được luân chuyển một cách lành mạnh sẽ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế. Riêng đối với thị trường bất động sản (BĐS), có thể nói dòng tiền quan trọng nhất chính là nguồn vốn tín dụng, theo thống kê hiện có khoảng 80 - 85% doanh nghiệp phải huy động vốn từ kênh này. Vì vậy, đến nay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng, vẫn được xem là “bà đỡ” của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng.
Trong dự thảo Thông tư 39 mới đây của NHNN đã sử dụng từ “kiểm soát” việc cho vay mua, kinh doanh bất động sản và “kiểm soát” việc cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, các dự án bất động sản có tính khả thi, chủ đầu tư, doanh nghiệp uy tín, khách hàng có thu nhập ổn định, sử dụng vốn vay đúng mục đích vẫn được tiếp cận nguồn tín dụng dồi dào, hiệu quả. Đối với nguồn vốn thứ hai là trái phiếu, Nhà nước cần quản chặt chẽ để việc phát hành trái phiếu riêng lẻ đúng theo quy định pháp luật. Còn nguồn vốn ngoại là vốn FDI, đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các tỉnh có BĐS công nghiệp phát triển như Bình Dương…
![]() |
Thị trường BĐS Việt Nam còn nhiều tiềm năng, cơ hội cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước |
Song, quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn từ khách hàng, đây là nguồn vốn tốt nhất, hiệu quả nhất mà nhà đầu tư không phải chịu áp lực lãi vay. Và chắc chắn để có được dòng vốn từ người mua nhà gửi gắm, doanh nghiệp phải triển khai dự án đảm bảo đúng tiến độ. Tuy nhiên việc này hiện nay gặp không ít vướng mắc liên quan đến thể chế pháp luật, cơ chế chính sách.
“Trong thời gian tới, cần xem xét sửa đổi các luật về đất đai, nhà ở để tạo ra hành lang pháp lý phù hợp. Việc này nhằm giúp dòng tiền được luân chuyển thuận lợi. Bên cạnh đó, nếu tháo gỡ được vướng mắc về thể chế pháp luật thị trường mới phát triển ổn định và bền vững, dòng tiền luân chuyển được trong nền kinh tế và thị trường BĐS. Từ đó, thị trường mới có đa dạng nguồn cung nhà ở, giải quyết được bài toán nhà ở cho số đông người dân; tạo điều kiện cho những người yếu thế tiếp cận được nhà ở xã hội. Ngoài ra, vẫn cần đẩy mạnh phát triển được phân khúc BĐS cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng”, ông Châu đề xuất.
Cùng chung ý kiến này, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, BĐS Việt Nam đang có thuận lợi với nguồn vốn lớn là huy động từ khách hàng, người mua nhà. Còn trong giai đoạn hiện nay, vốn FDI vào các khu công nghiệp, nhà xưởng tiếp tục được coi là nguồn lực sáng nhất của thị trường BĐS trong năm 2022.
TS. Sử Ngọc Khương, chuyên gia Savills Việt Nam cũng nhận định, nếu nhìn bức tranh BĐS Việt Nam trên bản đồ đầu tư thế giới thì rất nhỏ bé, nhưng hiện vẫn là điểm nóng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hongkong. Thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều phân khúc như nhà ở, du lịch, văn phòng, căn hộ dịch vụ, khu công nghiệp… đang có tỷ lệ lấp đầy, tỷ lệ tham gia “rót vốn” rất cao.
“Có hai vấn đề cốt lõi cần quan tâm tại thị trường BĐS Việt Nam hiện nay là pháp lý và dòng tiền. Trong đó, tôi cho rằng điểm nghẽn lớn chính là pháp lý - yếu tố đẩy chi phí đầu vào, làm tăng giá nhà ở khi thời gian thực hiện dự án bị kéo dài. Tuy nhiên, lợi thế của thị trường BĐS Việt Nam là còn nhiều tiềm năng, cơ hội cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Về lâu dài, BĐS công nghiệp, bất động sản du lịch cần rất nhiều nguồn lực để phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tăng trưởng kinh tế đất nước. Khi dòng tiền luân chuyển đúng hướng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dân”, ông Khương phân tích.
Có hai vấn đề cốt lõi cần quan tâm tại thị trường BĐS Việt Nam hiện nay là pháp lý và dòng tiền. Trong đó, tôi cho rằng điểm nghẽn lớn chính là pháp lý - yếu tố đẩy chi phí đầu vào, làm tăng giá nhà ở khi thời gian thực hiện dự án bị kéo dài. Tuy nhiên, lợi thế của thị trường BĐS Việt Nam là còn nhiều tiềm năng, cơ hội cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Về lâu dài, BĐS công nghiệp, bất động sản du lịch cần rất nhiều nguồn lực để phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tăng trưởng kinh tế đất nước. Khi dòng tiền luân chuyển đúng hướng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dân. |
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
