Dòng tiền hướng mạnh đến nhóm vốn hóa vừa và nhỏ
![]() |
Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 18/8 |
HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,16%) xuống 117,02 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 68,455 triệu đơn vị với giá trị 1.023 tỷ đồng. Toàn sàn có 85 mã tăng, 68 mã giảm và 57 mã đứng giá.
UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (0,4%) lên 57,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 34,274 triệu đơn vị với giá trị 420 tỷ đồng. Toàn sàn có 114 mã tăng, 69 mã giảm và 62 mã đứng giá.
Một số điểm nhấn đáng chú ý là các cổ phiếu có vốn hóa lớn như VIC, VNM, SAB, BID, MSN, VRE… điều chỉnh khiến áp lực gia tăng trên toàn thị trường. Thêm vào đó, sắc đỏ chiếm lĩnh những nhóm ngành có tính thị trường cao như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, thực phẩm… khiến đà giảm điểm nới rộng. Nỗ lực của một số bluechips như POW, STB, REE, GVR, CII… cùng cổ phiếu của các nhóm ngành vật tải, thủy sản, y tế như GMD, PHP, STG, VHC, FMC, DMC, PME… chỉ giúp thị trường thu hẹp đà giảm vào cuối phiên. Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm mạnh so với phiên trước với tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt hơn 4.600 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đó đã bao gồm giao dịch thỏa thuận 14 triệu cổ phiếu ACB với giá trị hơn 430 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm trừ góp phần níu kéo chỉ số khi các nhà đầu tư bán ròng mạnh lên đến gần 290 tỷ đồng trên cả 3 sàn và tác động đáng không tốt đến tâm lý nhà đầu tư. Riêng sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 283 tỷ đồng (gấp 3,4 lần phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 6,2 triệu cổ phiếu. VGC bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 58 tỷ đồng. Tiếp đến VHM và VIC bị bán ròng lần lượt 58 tỷ đồng và 35,7 tỷ đồng.
Tại sàn HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị tương đương phiên trước và ở mức 9,46 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 1,7 triệu cổ phiếu. Tại sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng trở lại 3,4 tỷ đồng sau 3 phiên bán ròng liên tiếp, tương ứng khối lượng 110.210 cổ phiếu.
Theo đánh giá của Công ty CP Chứng khoán SSI, áp lực bán thách thức nỗ lực tăng điểm của chỉ số, trước khi giảm bớt tác động tại các nhịp điều chỉnh trong phiên, tuy vậy trong một ngày mà lực cầu chỉ giúp cân bằng trạng thái thị trường và dè dặt trong việc đẩy mạnh vị thế, VN-Index giao dịch dưới tham chiếu trong phần lớn thời gian, trước khi đóng cửa giảm nhẹ -0,44% về 846,43 điểm.
“Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Việt Nam, đặc biệt trong những ngày gần đây xuất hiện thêm các ca nhiễm mới tại thành phố Hà Nội. Để ứng phó với khả năng bùng phát của dịch bệnh, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu thắt chặt các biện pháp phòng dịch tại nhà hàng, quán ăn, quán nước, dịch vụ công... bao gồm đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, khử khuẩn, giãn cách chỗ ngồi từ phạm vi 1 m... Các biện pháp trên thực hiện nghiêm ngặt từ 0h00 ngày 19/08/2020. Tác động của Covid-19 ít nhiều sẽ tác động tới khả năng vận hành bình thường của nền kinh tế, qua đó tạo ra những lo ngại nhất định đối với nhà đầu tư.
Quan sát theo các nhóm vốn hóa, SSI cho biết: VN30 Index có diễn biến thận trọng nhất với mức giảm -0,58%. Rổ VN30 ghi nhận 21 mã giảm giá, vượt trội so với 5 mã tăng điểm trong phiên hôm nay. Gia tăng lực bán tại nhóm vốn hóa lớn, tuy nhiên dòng tiền vẫn ưu tiên tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, thúc đẩy VN Midcap Index và VN Smallcap Index tăng tương ứng 0,5% và 0,41%.
Diễn biến tích cực tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ được phản ánh vào sắc xanh của lĩnh vực Khu công nghiệp, Dược phẩm – Thiết bị y tế, Điện, Nước, Phân bón, Thủy sản… Các cổ phiếu có biên độ tăng ấn tượng có thể kể đến như SZL (+6,3%), TIP (+6,1%), JVC (tăng trần), HND (+18,4%), BWE (+4%), BFC (+3,9%)…
Đại diện Công ty CP Chứng khoán BSC cho biết, dòng tiền đầu tư suy giảm khi chỉ có 7/19 nhóm ngành tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại đã tiếp tục bán ròng trên cả hai sàn HSX và sàn HNX. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm trước, độ rộng thị trường ở trạng thái cân bằng phản ánh tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư vẫn đang tương đối ổn định. “Theo đánh giá của chúng tôi, xu thế giảm ngắn hạn có thể sẽ vẫn tiếp diễn trong phiên tới nhưng VNIndex nhiều khả năng sẽ không mất điểm sâu và lực cầu tiềm năng xuất hiện trở lại khi chỉ số dời về khu vực 835-840 điểm”, đại diện BSC nhận định.
Ông Chu Hà Thanh, Công ty CP Chứng khoán BOS thì cho biết, căng thẳng Mỹ - Trung leo thang cùng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã làm gia tăng tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Điều này khiến thị trường chứng khoán châu Á phân hóa mạnh trong phiên ngày 18/8. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng biến động khá giằng co vào đầu phiên. Tuy nhiên áp lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu large-cap trong phiên chiều khiến VN-Index mất mốc 850 điểm.
Bên mua và bên bán có diễn biến khá cân bằng nhau về cuối phiên, kèm theo sự suy giảm của thanh khoản cho thấy tâm lý thận trọng vẫn đang chi phối thị trường. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn chưa phát tín hiệu về sự đảo chiều của xu thế hiện tại. Tuy nhiên, sự suy yếu của dòng tiền khiến khả năng tăng diểm của chỉ số gặp nhiều khó khăn. VN-Index có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp, với ngưỡng hỗ trợ dưới ở vùng 840 điểm trong ngắn hạn. Nhà đầu tư giữ vị thế quan sát thị trường trong những phiên tiếp theo.
Đại diện Công ty CP Chứng khoán MBS thì cho biết, Thanh khoản thị trường đã hạ nhiệt so với phiên cuối tuần trước với giá tṛi khớp lệnh đạt hơn 3.009 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn biến không mấy tích cực khi vẫn duy trì mạch bán ròng với tổng giá trị hơn 285 tỷ đồng.
“Thị trường đã giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp và về ngưỡng giằng co ở tuần trước, tương ứng vùng hỗ trợ 845 điểm. Nhóm cổ phiếu trụ hoặc bluechips là tác nhân gây sức ép lên thị trường, do vậy dòng tiền đã có sự dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm cơ hội. Thị trường có khả năng còn tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trong các phiên sắp tới từ 840 – 850 điểm”, đại diện MBS nhận định.
Tin liên quan
Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược
