agribank-vietnam-airlines

Đồng Tháp: Yêu cầu duy trì hạn mức tín dụng với doanh nghiệp thủy sản

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì hạn mức tín dụng đã cấp cho các doanh nghiệp ngành thủy sản để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn
aa
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực Đồng Tháp: Cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao

NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản nhằm triển khai cụ thể hóa các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN tại Thông báo số 167/TB-VPCP và Công văn số 4458/NHNN-TD (về các giải pháp tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản).

Theo đó, NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Tháp yêu cầu hệ thống tổ chức tín dụng tại địa phương cân đối, tập trung nguồn vốn để cho vay các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực lĩnh vực thủy sản, NHNN Đồng Tháp yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn xem xét duy trì hạn mức tín dụng đã cấp cho các doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động nuôi trồng, thu mua nguyên liệu, chế biến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tôm, cá tra, cá basa… trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng Đồng Tháp cũng yêu cầu các TCTD tại địa phương phối hợp với các hiệp hội ngành hàng như: Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp để kết nối với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nắm bắt danh sách những doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn và xử lý những khó khăn, vướng mắc. Từ đó, xem xét thực hiện hỗ trợ giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ và cho vay mới nếu đủ điều kiện.

Chỉ đạo trên của NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Tháp diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp ngành thủy sản nói riêng và nông, lâm thủy hải sản nói chung thời gian qua gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu cũng như đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, đứt gãy vòng quay dòng tiền.

Trong tháng 5 vừa qua, các hiệp hội doanh nghiệp lĩnh vực lâm sản và thủy sản đã có buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và NHNN Việt Nam để tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải. Chính phủ và NHNN sau đó đã có những chỉ đạo hệ thống TCTD trên địa bàn cả nước triển khai đồng loạt các giải pháp hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành lĩnh vực này.

Đồng Tháp: Yêu cầu duy trì hạn mức tín dụng với doanh nghiệp thủy sản
Nhiều doanh nghiệp thủy sản sẽ được các ngân hàng duy trì hạn mức vay vốn để thu mua nguyên liệu, chế biến xuất khẩu

Được biết, Đồng Tháp hiện nay là một trong những địa phương có hoạt động nuôi trồng chế biến, xuất khẩu thủy sản phát triển mạnh nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là tỉnh sản xuất, xuất khẩu cá tra lớn nhất cả nước (chiếm 34,8% sản lượng cá tra và 40% kim ngạch xuất khẩu cá tra toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long).

Tại Đồng Tháp, hiện nay có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản. Trong đó, có khoảng 30 doanh nghiệp lớn với công suất suất thiết kế khoảng hơn 500.000 tấn/năm.

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh này cũng đã chọn cá tra là một trong 5 ngành hàng mũi nhọn chủ lực để xây dựng nhiều mô hình chuỗi liên kết 4 nhà trong sản xuất và xuất khẩu, trong đó các NHTM tại địa bàn tham gia với vai trò cấp vốn, quản lý theo chuỗi giá trị dòng tiền.

Thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, đến cuối tháng 6/2023, lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản cũng là một trong số các lĩnh vực mà hệ thống NHTM đã tập trung cho vay với dư nợ khá cao, ước khoảng trên 12.360 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng so với dư nợ lĩnh vực này hồi đầu năm./.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data