Ngành nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ấn tượng
![]() |
Xét theo thị trường, châu Á dẫn đầu với 42% thị phần, tiếp theo là châu Mỹ (22,5%) và châu Âu (16,6%). Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là ba thị trường lớn nhất, đóng góp đà tăng trưởng vững chắc cho xuất khẩu NLTS. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đang đi theo xu hướng nâng cao giá trị, giảm khối lượng. Điển hình:
Cà phê: Xuất khẩu 509,5 nghìn tấn (-12,9%), nhưng giá trị tăng 49,5%, đạt 2,88 tỷ USD. Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng 71,7%, đạt 5.656 USD/tấn.
Hạt điều: Khối lượng giảm 19,3%, nhưng giá trị tăng 4,3%, đạt 841,1 triệu USD, nhờ giá bình quân tăng 29,1%.
Hạt tiêu: Xuất khẩu giảm 16,7%, nhưng giá trị tăng 37,3%, đạt 323,6 triệu USD.
Cao su: Khối lượng giảm 4,4%, nhưng giá trị tăng 26,1%, đạt 765,8 triệu USD.
Những con số này cho thấy chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm đang mang lại hiệu quả tích cực, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị xuất khẩu.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định, Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức từ biến động thương mại quốc tế, chính sách thuế của các quốc gia lớn. Tuy nhiên, nhờ việc chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó, hợp tác với các đối tác quốc tế, ngành nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 64-65 tỷ USD trong năm 2025, hướng đến cột mốc 70 tỷ USD trong những năm tiếp theo.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ NN&PTNT xác định một số giải pháp trọng tâm như sau:
Đẩy mạnh chuyển đổi số: dụng công nghệ trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.
Tăng cường chế biến sâu: Khuyến khích đầu tư vào công nghệ chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, giảm tình trạng phụ thuộc vào xuất khẩu thô.
Mở rộng thị trường: Tiếp tục đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và tháo gỡ rào cản để thâm nhập sâu hơn vào thị trường mới.
Phát triển bền vững: Thực hiện các tiêu chuẩn xanh, bền vững theo yêu cầu của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời đẩy mạnh mô hình sản xuất hữu cơ.
Với những chiến lược đúng đắn và sự hỗ trợ từ Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để duy trì đà tăng trưởng và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
