Đông Nam bộ chung tay phát triển du lịch
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ Kết nối cung - cầu tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ |
Đơn cử, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có du lịch biển duy nhất của vùng, đã thu hút được 133 dự án đầu tư về du lịch, trong đó có 50 dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động với loại hình sản phẩm đa dạng và có tính đặc thù, phù hợp với thị trường du lịch quốc tế. Thế nhưng, những ngày trong tuần và vào mùa thấp điểm, các dịch vụ chỉ đạt công suất từ 40 - 50%. Điều này đã và đang làm cho ngành du lịch địa phương bị chậm lại và tụt hậu so với các tỉnh khác.
Một trường hợp khác, thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã tập trung khảo sát và đang xây dựng hình thành các tour, tuyến du lịch kết nối như tour du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng; tour du lịch trải nghiệm sinh thái rừng, tour du lịch khám phá và trải nghiệm không gian văn hóa độc đáo của người S’tiêng, M’nông tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập; kết nối Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo; tour du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe theo phương pháp Đông y; tour du lịch quốc tế “Một ngày - 4 quốc gia” (Việt Nam - Campuchia - Lào - Thái Lan).
![]() |
Du lịch Núi Bà Đen - Tây Ninh |
Cũng như vậy, xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, trong định hướng phát triển du lịch đến năm 2025, Tây Ninh đặt mục tiêu thu hút hơn 5 triệu lượt khách tham quan, doanh thu du lịch tăng bình quân từ 17%/năm trở lên, mức tăng trưởng bình quân từ 8-10%/năm. Để đạt được điều đó, tỉnh đặt ra những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện là nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng môi trường du lịch, chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới mang nét đặc trưng văn hóa độc đáo của địa phương.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, hiện các địa phương này còn thiếu loại hình kinh tế ban đêm như chợ đêm, khu vui chơi giải trí, hoạt động biểu diễn văn hóa - nghệ thuật có quy mô lớn, hiện đại... Du khách lưu trú ngắn ngày, chi tiêu ít nên doanh thu du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Trong các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương là địa phương có tài nguyên du lịch tự nhiên tương đối đa dạng với hệ thống sông ngòi, rừng, núi, hồ… Hiện nay, tỉnh đã thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác hình thành Khu du lịch văn hoá thể thao Đại Nam, Phương Nam Resort, Du lịch Xanh Dìn Ký, An Lâm Sài Gòn River, Sài Gòn Park Resort, Du lịch Thuỷ Châu, Khu giải trí Đọt Chămpa, Làng tre Phú An, Phim trường Windmill… Du lịch thể thao cũng là loại hình thu hút khách của Bình Dương, với sản phẩm chính là golf với 4 sân golf chủ yếu phục vụ khách du lịch, doanh nhân sống và làm việc tại Bình Dương (trong đó khoảng 70% là khách quốc tế)… Tuy nhiên các thế mạnh này của Bình Dương vẫn chưa được khai thác hiệu quả; các sản phẩm du lịch trên chưa thực sự nổi trội so với các địa phương khác; phần lớn các điểm tham quan nghề truyền thống, các nhà vườn chưa đầu tư bài bản, chưa liên kết các điểm tham quan thành chuỗi dịch vụ liên hoàn để công ty lữ hành khai thác hiệu quả các tour, tuyến đặc trưng phục vụ khách…
Góp ý cho phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ, ông Paul Stoll, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Khách sạn Imperial đề xuất, cần tập trung vào chiến lược nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng chuẩn quốc tế, phát triển du lịch sự kiện, quan tâm du lịch giải trí, du lịch sức khỏe, kết nối mạng lưới chăm sóc sức khỏe với TP.Hồ Chí Minh.. Bên cạnh đó, các tỉnh du lịch ven biển nên bắt tay hình thành dải kết nối, đồng nhất về sản phẩm, minh bạch về chất lượng dịch vụ.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh cho biết, các địa phương vùng Đông Nam bộ đã triển khai thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng đến năm 2025. Theo đó, các tỉnh trong vùng sẽ phát triển sản phẩm du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành xây dựng chương trình kích cầu du lịch kết nối từ TP.Hồ Chí Minh tới 5 tỉnh Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, các địa phương thống nhất sẽ xây dựng một số tuyến du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh - Bà Rịa-Vũng Tàu - Đồng Nai; TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Tây Ninh; TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước... Những tour tuyến này được xây dựng với chính sách giá riêng cho doanh nghiệp lữ hành trong vùng nhằm tạo sản phẩm có tính cạnh tranh và khuyến khích doanh nghiệp lữ hành khai thác, kích cầu du lịch.
Để du lịch vùng Đông Nam bộ tiếp tục phát triển, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho rằng, các địa phương, doanh nghiệp cần triển khai có hiệu quả và thực chất các thỏa thuận hợp tác đã được ký kết, phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch của các địa phương; Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Và quan trọng, cần đầu tư chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ trong quản lý và liên kết phát triển du lịch...
Theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định: “Một lợi thế quan trọng là Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 24 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ, với đầu tàu TP.Hồ Chí Minh dẫn dắt. Vì vậy, khả năng liên kết phát triển du lịch sẽ thành công rất cao”.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
