agribank-vietnam-airlines

Động lực tăng trưởng chuyển về thị trường nội địa

Diễn biến kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy khả năng phục hồi của khối doanh nghiệp trong nước rất mạnh mẽ và khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh hơn… Các chỉ báo này cho thấy, trong 6 tháng cuối năm nay thị trường nội địa sẽ trở thành động cơ chính thúc đẩy tăng trưởng, do đó cần tập trung chính sách hỗ trợ thị trường.
aa
dong luc tang truong chuyen ve thi truong noi dia HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam lên 6,9%

Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng mạnh chủ yếu do giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển, chứ không đến từ yếu tố tiền tệ như lạm phát các năm 2007-2008 và 2011-2012. Về phía cầu tiêu dùng, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 7,9% so với cùng kỳ, cho thấy sự phục hồi thận trọng của tiêu dùng trong nước, chưa đủ sức tạo áp lực làm tăng mạnh CPI.

Đây là hai biểu hiện cho thấy điểm khác biệt rất lớn trong biến động CPI của Việt Nam so với các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Do khác biệt như vậy, nên mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam cần được đặt trong cân đối hàng hóa - tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng. Các chính sách tiền tệ và tài khóa phải hướng được dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

dong luc tang truong chuyen ve thi truong noi dia
Ưu tiên nhất hiện nay là hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

Song, hiện nay do ảnh hưởng vòng hai của giá cả nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển chưa lớn, nhưng sẽ mạnh hơn trong hai quý cuối năm. Nếu ảnh hưởng vòng hai đủ lớn, áp lực lạm phát vào quý IV sẽ lớn, nhưng tỷ lệ lạm phát bình quân cả năm khả năng cao vẫn nằm trong mục tiêu không quá 4%. Nhìn chung, giá lương thực thực phẩm tại Việt Nam chưa tăng cao như nhiều quốc gia khác do chúng ta chủ động tốt về sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, giá điện hơn 3 năm nay chưa được điều chỉnh tăng. Đây là cơ sở tốt để trong ngắn hạn có thể giảm thiểu được tác động của biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào và một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu khác do nhà nước kiểm soát giá tới đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trung hạn trở đi (đặc biệt là sang năm 2023), được dự báo sẽ tạo ra áp lực đối với công tác điều hành giá của Chính phủ.

Chính phủ đã có thời gian dài duy trì được tỷ lệ lạm phát ở mức thấp hơn mục tiêu mà Quốc hội giao hàng năm, từ đó đã tạo được niềm tin trong công chúng về mục tiêu và khả năng kiểm soát lạm phát tốt hơn giai đoạn trước. Điều quan trọng là phải tiếp tục duy trì và củng cố niềm tin của người dân. Nếu doanh nghiệp và người dân lo ngại tỷ lệ lạm phát vượt quá khả năng kiểm soát của Chính phủ thì kỳ vọng lạm phát sẽ chuyển từ vùng thấp sang vùng cao, tạo ra vòng xoáy tiền lương và lạm phát, góp phần làm lạm phát tăng và gây ra khó khăn cho điều hành vĩ mô.

Dịch vụ san sẻ gánh nặng cho công nghiệp

Tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức cao so với các năm trước cho thấy tín hiệu nền kinh tế đang tiếp đà phục hồi sau đợt dịch Covid-19 lần thứ tư. Dự báo kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý III do nền của quý III năm ngoái thấp (giảm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020). Tuy nhiên, nếu đặt trong mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội 2021-2025 đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua là tăng trưởng bình quân 6,5-7% thì khả năng cao khó đạt được mục tiêu.

Một trong những động lực tăng trưởng của 6 tháng đầu năm là xuất khẩu, đang dần chậm lại. Gần đây đơn hàng của một số mặt hàng còn tiếp tục giảm do cầu tiêu dùng của các quốc gia nhập khẩu suy giảm. Bên cạnh đó, luỹ kế 6 tháng, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giảm 8,1% so với cùng kỳ, mức thấp nhất trong vòng 5 năm, riêng vốn đăng ký cấp mới giảm tới 48,2%. Những biểu hiện đó cho thấy bối cảnh kinh tế thế giới có chiều hướng xấu đi, khiến các động lực từ bên ngoài khó có thể giữ được lực đẩy đến nền kinh tế Việt Nam như trong 6 tháng đầu năm.

Trong tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm 2022, động lực đến chủ yếu từ hoạt động công nghiệp, đặc biệt là chế biến chế tạo. Tuy nhiên trong quý III, động lực này sẽ bị ảnh hưởng do chi phí nguyên vật liệu và năng lượng tăng cao. Đặc biệt, giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới một số ngành sử dụng nguồn năng lượng này, nên cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp từ phía nhà nước và gián tiếp tới các chủ thể kinh tế. Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, theo đó đồng ý với phương án giảm về mức sàn trong Biểu khung thuế suất. Để chủ động ứng phó với khả năng giá xăng dầu còn tiếp tục tăng, cần chủ động xây dựng phương án để trình ra Quốc hội giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp có nhiều tiến triển trong quý II và 6 tháng đầu năm 2022, nhưng phải nhìn nhận thấu đáo số liệu này vì các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động) sẽ cần thời gian từ 6 tháng đến 1 năm tùy vào từng ngành nghề và điều kiện thị trường mới có thể đạt mức công suất dự kiến. Bên cạnh đó, do sản xuất công nghiệp gặp khó nên cần đẩy mạnh ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, mở cửa mạnh hơn để đón khách quốc tế, san sẻ gánh nặng cho khu vực công nghiệp. Khi du lịch phục hồi mạnh mẽ hơn, sẽ góp phần lan tỏa các ngành, lĩnh vực khác và thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế cao hơn. Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư công sẽ được đẩy mạnh trong 6 tháng cuối năm cũng sẽ là động lực quan trọng đối với tăng trưởng.

So với thời kỳ trước đây (2007-2008 và 2011-2012), hệ thống TCTD đã có sự cải thiện trong công tác quản trị và kiểm soát rủi ro tín dụng, nguồn vốn đã được gia tăng. Vì vậy, không nên quá lo ngại việc duy trì chính sách tiền tệ như hiện nay sẽ gây ra rủi ro lớn cho hệ thống. Điểm thuận lợi nữa là thị trường cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản tăng mạnh (có tình trạng đầu cơ) trong hai năm 2020 và 2021 đã được điều chỉnh ngay từ trong quý I/2022, nên thời điểm hiện nay chưa phải là áp lực quá lớn đối với công tác điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa. Vì vậy ưu tiên nhất hiện nay đối với công tác điều hành là hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data