Đồng bộ các biện pháp để ổn định mặt bằng lãi suất
![]() | Ngân hàng Nhà nước đang điều hành chính sách hợp lý |
![]() | Giảm lãi suất điều hành: Một mũi tên trúng nhiều đích |
![]() | Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành |
![]() |
Ông Phạm Thanh Hà |
Những yếu tố nào để Ngân hàng Nhà nước đi đến quyết định đưa ra giải pháp giảm các lãi suất điều hành, thưa ông?
Nhìn lại giai đoạn trước đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Nhưng gần đây, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã giảm lãi suất điều hành.
Ở trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 6,76%, lạm phát được kiểm soát phù hợp với mục tiêu (bình quân 8 tháng 2019, lạm phát CPI tăng 2,57%, lạm phát cơ bản tăng 1,9%), thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định. Từ diễn biến kinh tế thế giới và trong nước như phân tích trên, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giảm lãi suất nhằm tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế và thanh khoản cho các tổ chức tín dụng.
Vậy từ nay đến cuối năm, mặt bằng lãi suất sẽ diễn biến như thế nào, thưa ông?
Với nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước tích cực như hiện nay, lãi suất về cơ bản sẽ diễn biến ổn định, được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực như thanh khoản hệ thống được đảm bảo, có dư thừa, tín dụng tăng phù hợp với chỉ tiêu định hướng.
Ngoài ra, xu hướng ngân hàng trung ương các nước không còn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt như giai đoạn trước giúp giảm áp lực cho lãi suất trong nước. Giải pháp Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, hỗ trợ ổn định mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra chủ trương điều hành chính sách tiền tệ như thế nào trong thời gian tới?
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ để điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Về tín dụng, tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng cả năm khoảng 14%. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để ổn định mặt bằng lãi suất.
Đối với điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường trong nước và quốc tế, diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ.
Theo Quyết định số 1870/QĐ-NHNN ngày 12/9/2019, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 16/9/2019. |
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
