Đổi vũ khí lấy… tác phẩm nghệ thuật
Đấu giá công khai
Mới đây, tờ Thedailybeast của Mỹ vừa công bố bài viết kèm theo những bức ảnh về hai băng nhóm tội phạm có tổ chức của Italia đã bị buộc tội bắt tay với IS (buôn bán, trao đổi vũ khí để lấy các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp, cướp trắng tại Lybia). Đó là hai nhóm Ndrangheta ở Calabria và Camorra ở Neapolitan ở miền nam Italia.
![]() |
Những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp được cảnh sát Italia thu hồi |
Qua những bức ảnh của Thedailybeast cho thấy, nhiều tác phẩm nghệ thuật từ thời La Mã cổ đại đã bị mafia mua được và đưa ra bán đấu giá công khai. Trong số các tác phẩm này, có bức tượng bán thân, hay chiếc đầu bằng đá hoa cương bị chặt đứt từ một bức tượng cổ La Mã.
Tuy được đấu giá công khai nhưng lại không có bất cứ giấy tờ về nguồn gốc cũng như tính xác thực của tác phẩm. Chỉ có tấm bản đồ nói về xuất xứ của tác phẩm này. Với tấm bản đồ này cho thấy, nhiều ngôi mộ cổ La Mã và Hy Lạp ở Libya đã bị IS phá rồi lấy đi nhiều cổ vật giá trị.
Tại triển lãm đấu giá nói trên, ngoài số hiện vật còn có những bức ảnh được mafia đưa ra giới thiệu nói về các tác phẩm nghệ thuật cổ được IS dùng để trao đổi vũ khí với mafia Italia. Theo phóng viên Domenico Quirico, ở tờ La Stampa, người đóng giả vai người sưu tập nghệ thuật, để hợp tác với cảnh sát bảo vệ di sản văn hóa Italia, bọn tội phạm không từ thứ gì, chúng đã bắt tay IS, dùng vũ khí để đổi lấy tác phẩm nghệ thuật, đây là thứ IS có sẵn, chính vì vậy, IS đã tàn phá rất nhiều di sản văn hoá giá trị tại nhiều quốc gia Trung Đông.
Cũng theo Domenico Quirico, chiếc đầu bằng đá hoa cương nói trên có niên đại từ thời Đế chế La Mã, được bán với giá 66 nghìn USD. Một bức tượng khác, lớn hơn và cổ hơn, niên đại từ thời Hy Lạp chào bán với giá trên 1 triệu USD nhưng nếu ai trả 880 nghìn USD sẽ được bán ngay.
Khi tìm hiểu sâu, phóng viên Domenico Quirico còn phát hiện thấy hoạt động mua bán bất hợp pháp rất sôi động. Đường đi của món hàng này cũng rất lắt léo, được vận chuyển trái phép vào Italia bằng những chiếc tàu hàng mang cờ Trung Quốc, nhổ neo từ Sirte (Libya) và cập cảng Gioia Tauro (Italia) nằm ở vùng Calabria.
Từ lâu, Gioia Tauro được xem là nơi phức tạp nhất, nguy hiểm nhất ở Italia với nhiều container bỏ hoang. Và đây cũng là đại bản doanh của Ndrangheta, băng nhóm đang điều hành các hoạt động buôn bán ma túy lớn nhất tại châu Âu hiện nay.
Vũ khí được chuyển đi
Theo tờ La Stampa, trung tuần tháng 10/2016, Angelino Alfano, Bộ trưởng Nội vụ Italia cho biết, cổ vật chính là nguồn tài trợ cho IS, cung cấp GDP cho khủng bố, chúng cướp được ở nhiều nơi khi bị chiếm đóng. Còn các băng đảng tội phạm Italia lại là nơi tiếp tay cho các hoạt động này phát triển.
Đổi lại, mafia Italia đảm nhận việc cung cấp vũ khí cho IS. Rất đa dạng, gồm súng trường Kalashnikov, súng phóng lựu và nhiều vũ khí khác được mua từ Nga, Moldova và Ukraine. Số vũ khí này có thể được đưa thẳng đến Libya qua những con tàu chở hàng hay vũ khí hợp pháp đến và đi từ châu Âu.
Tháng 9/2016, cảnh sát Italia đã khui ra một lượng vũ khí khổng lồ của Camorra quản lý để tại một bãi đỗ xe bỏ hoang, ngoại ô Naples, gồm súng ngắn, tiểu liên, súng trường và nhiều khí tài khác đang chờ giao cho khách hàng.
Khi tác phẩm nghệ thuật và vũ khí được trao đổi thành công, tác phẩm nghệ thuật sẽ được đưa ra bán trên thị trường chợ đen, người mua không quan tâm đến xuất xứ. Theo cảnh sát di sản Italia, phần lớn các tác phẩm bị đánh cắp từ Libya, Iraq và Syria đều rơi vào tay các khách hàng Nga, Trung Quốc và Nhật Bản...
Đại sứ Nga Vitaly Churkin tại Liên hiệp quốc từng cảnh báo về mối nguy hiểm của việc buôn lậu tác phẩm nghệ thuật, cổ vật. Nó vừa tàn phá di sản văn hoá của nhân loại lại vừa tiếp tay cho khủng bố: “Khoảng 100.000 di sản văn hóa quan trọng toàn cầu, kể cả 4.500 địa điểm khảo cổ đang rơi vào tay IS ở Syria và Iraq. Lợi nhuận từ buôn bán cổ vật bất hợp pháp rất lớn đối với IS, ước khoảng 150 đến 200 triệu USD/năm. Các di sản văn hóa cổ quý hiếm này được buôn lậu qua Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó trôi nổi khắp thế giới”, Vitaly Churkin cho hay.
Theo nhà sử học nghệ thuật kiêm phóng viên nhà báo Luca Nannipieri, tác giả cuốn The Art of Terror (Nghệ thuật khủng bố) vừa ấn hành đầu tháng 10/2016, nhiều cổ vật bị IS cướp đã có mặt ở Mỹ và khắp châu Âu, Trung Quốc, kể cả trong các bộ sưu tập tư nhân lẫn trong các viện bảo tàng, chúng được hồi sinh và “rửa” bằng giấy tờ giả trước khi được hợp thức hoá thành sản phẩm chính hãng và tuồn ra thị trường dưới nhãn mác hợp cách. Vẻ đẹp nghệ thuật giờ đây đã trở thành món hàng buôn bán, rửa tiền cho bọn tội phạm, được lòng tham của con người tiếp sức. Luca Nannipieri cảnh báo.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
