agribank-vietnam-airlines

Đổi thay Sê Sáp

Bài và ảnh Hoàng Anh
Bài và ảnh Hoàng Anh  - 
Người dân đã có ngôi nhà kiên cố, trẻ em được học trong ngôi trường khang trang.
aa
Đổi thay từ vốn vay ưu đãi ở Hòa Vang
Thanh Trì đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Đổi thay ở Lao Chải

Băng rừng vượt núi

6 giờ sáng, chiếc xe hai cầu rời huyện A Lưới đến bản Sê Sáp, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. Nắng lên nhưng sương mù dày đặc, cách vài mét đã không nhìn thấy gì. Xe chở chúng tôi thận trọng bò lên dốc. Một bên vách núi, một bên vực thẳm, con đường ngoằn ngoèo, vừa lọt đủ chiếc xe.

Thiếu tá Hoàng Văn Nguyện, Chính trị viên phó đồn biên phòng Nhâm thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế cho hay, bây giờ mùa khô, việc đi lại thuận lợi, còn mùa mưa, con đường nhiều chặng nhão nhoét bùn lầy, xe máy cũng đành bó tay, chỉ có thể chân đất lội bộ.

Thiếu tá Nguyện vừa dứt lời thì ô tô bất ngờ mắc kẹt giữa đường trơn, lầy lội lại gặp khúc quanh rất gắt. Cả nhóm xuống xe vừa đi bộ vừa dò đường hướng dẫn tài xế chạy. Hồi hộp, lo lắng… Rồi qua thêm một con suối nữa thì bản Sê Sáp cũng hiện ra. Mặt ai nấy giãn ra khi ở phía đầu bản, hay tin bộ đội biên phòng Việt Nam sang thăm, bà con dân bản kéo đến quây quần.

Đổi thay Sê Sáp
Bản Sê Sáp hôm nay

Bản Sê Sáp có tất cả 40 hộ dân với gần 300 người. Mười năm trước, bản nằm sâu trong núi, lại không có đường đi, muốn đến trung tâm huyện Kà Lừm phải mất mấy ngày vất vả băng rừng, lội suối. Rau rừng, rễ cây trở thành thức ăn chính nuôi lớn những đứa trẻ trong bản.

Trước tình cảnh đó, Đồn Biên phòng Nhâm tiến hành đưa lực lượng sang khảo sát giúp dân bản ổn định cuộc sống. Cán bộ chiến sĩ đơn vị không quản gian khó, vượt núi băng rừng, mang theo các trang thiết bị, vật dụng, cây, con giống sang bám trụ giúp dân phát đồi, làm nương rẫy, đầu tư công trình nước tự chảy...

Đồn Biên phòng còn tham mưu cho Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế lập kế hoạch vận động kinh phí xây dựng trường học, công trình dân sinh và nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nơi đây. Kế hoạch nhanh chóng nhận được sự ủng hộ, tài trợ từ các cơ quan và doanh nghiêp..…

Qua đó, nhiều hộ gia đình trong bản có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xây dựng nhà mới khang trang, với kinh phí hỗ trợ hơn 50 triệu đồng/hộ. Mới đây, dân bản lại vui mừng vì Sê Sáp đã được khởi công xây dựng ngôi trường học kết hợp nhà văn hoá sinh hoạt cộng đồng, với diện tích 140m2, có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng do Tổng công ty Cổ phần Thuỷ điện miền Trung tài trợ.

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đường sá lầy lội, lũ dữ bất thường, việc thi công, đặc biệt là vận chuyển vật liệu từ Việt Nam sang hết sức khó khăn. Những tấm tôn cồng kềnh có lúc phải mang vác trên vai trong khi chân bấm xuống bùn dò từng bước...

Nhưng để đẩy nhanh tiến độ thi công, giúp dân bản Sê Sáp sớm an cư, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cử cán bộ đến hiện trường trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo, động viên cán bộ, chiến sĩ. Những ngày cao điểm, có hàng chục bộ đội biên phòng có nghề mộc được cử đến. Các anh thường xuyên đi bộ, lội qua dòng suối nước ngập ngang bụng sang Sê Sáp cùng ăn, cùng ở lán với lính biên phòng, cùng chia sẻ bát cơm cho trẻ em, người già trong bản. Ròng rã hơn 1 năm, 40 ngôi nhà và ngôi trường chắc chắn khang trang, đã hoàn thành.

An cư để lập nghiệp

Dẫn khách đi thăm các gia đình được Bộ đội Biên phòng Việt Nam hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà mới, ông Su May, Trưởng bản Sê Sáp phấn khởi chia sẻ. Mỗi ngôi nhà được xây dựng với diện tích 60m2, kết cấu chủ yếu bằng gỗ và mái lợp tôn xanh vững chãi. Hiện đang tiếp tục xây dựng 3 nhà hữu nghị do Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên – Huế hỗ trợ cho bà con dân bản…

Đặc biệt, từ khi có Bộ đội Đồn Biên phòng Nhâm sang cho con giống, vật nuôi và hướng dẫn bà con cách chăm sóc, chăm nuôi thì thu hoạch được nhiều hơn, vật nuôi khỏe hơn, cảm ơn bộ đội biên phòng nhiều lắm. Còn theo bà Nang Tụt, bản Sê Sáp trước đây chỉ dám mơ đủ ăn thôi, không dám mơ có nhà mới và con cái được đi học như bây giờ. Nhờ bộ đội biên phòng, mình đã có nhà mới khang trang, có điều kiện tăng gia sản xuất ổn định cuộc sống, dân bản còn được xây thêm trường học kết hợp nhà văn hoá, làm nơi ươm mầm, thắp sáng ước mơ cho các thế hệ mai sau...

Để tạo sinh kế lâu dài cho hàng trăm nhân khẩu của bản làng giữa đại ngàn là một thử thách không nhỏ đối với những người lính quân hàm xanh Việt Nam. Nguyên nhân là Sê Sáp bao bọc xung quanh là núi rừng trùng điệp, việc phát triển cây lúa nước rất khó, lương thực chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nương rẫy dốc, năng suất bấp bênh. Để giúp nhân dân cải thiện về vấn đề lương thực, cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Nhâm đã hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn kỹ thuật. Đến nay cuộc sống của người dân bản Sê Sáp đã từng bước ổn định.

Sê Sáp nay đã khoác lên mình một màu áo mới, những công trình mang đậm dấu ấn của tình hữu nghị được chính những người lính quân hàm xanh Đồn biên phòng Nhâm thiết kế và xây dựng. Người dân nay đã ổn định cuộc sống trong những ngôi nhà kiên cố, trẻ em được học trong ngôi trường khang trang. Ấn tượng nhất là Sê Sáp đã có hệ thống nước sạch tự chảy được lấy từ đầu nguồn phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân, có nhà văn hóa cộng đồng, có trường học cho trẻ em đến tuổi được cắp sách đến trường học chữ. Hệ thống phát điện từ các con suối được thiết kế phục vụ sinh hoạt hàng ngày, nay dân bản đã có điện chiếu sáng, nhiều gia đình có xe máy, ti vi và nhiều vật dụng đắt tiền. Bản Sê Sáp như bức tranh tô thắm thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào.

Đi dọc biên giới Việt Nam – Lào những ngày này, khi loài hoa muồng vàng nở rộ, thời điểm mà người dân các bộ tộc Lào đang rộn ràng đón Tết té nước (Bunpimay), cầu mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Ấn tượng không quên trong chúng tôi là giữa ánh hoàng hôn tỏa rạng, đã nghe được âm thanh tiếng chày giã gạo khoan nhặt vọng lại từ các bản làng dọc theo đường biên giới, tiếng trẻ con đọc bài và cả mùi ngai ngái của khói bếp bay thoảng đến từ những mái nhà sàn cheo leo. Cảm nhận được cuộc sống ấm no và yên bình trên vùng biên cương nghĩa tình.

Bài và ảnh Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data