Đối phó thuế phòng vệ
Nhiều thị trường lớn đang tích cực phòng vệ Đề xuất sửa quy định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại |
Rủi ro từ xuất xứ nguyên liệu
Theo đó, 18 mã hàng hóa thuộc loại ống thép hàn không gỉ bị phía Ấn Độ rà soát nhằm xem xét các bên liên quan có tiếp diễn hành vi trợ cấp hay không và có cần tiếp tục áp dụng các biện pháp đánh thuế chống trợ cấp để bảo vệ ngành thép không gỉ nội địa tại Ấn Độ nữa hay không.
Tiếp sau đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cũng đã khởi xướng điều tra hành vi lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm dây cáp nhôm từ Việt Nam. Phía DOC cáo buộc rằng dây cáp nhôm hoàn thiện tại Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện đang sử dụng nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Trung Quốc. Trong khi các mặt hàng này (nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc) đang chịu thuế chống bán phá giá từ 58,51-63,47% và thuế chống trợ cấp từ 33,44-165,63%.
Trước tình hình đó, hiện Bộ Công Thương đã rà soát và cảnh báo sớm đối với hàng chục mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang chịu rủi ro cao bị Hoa Kỳ, EU và Australia áp các loại thuế phòng vệ thương mại khi sử dụng nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ Trung Quốc.
Cụ thể, các mặt hàng như: gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng; gỗ thanh và viền dải gỗ; tủ bếp, tủ nhà tắm; máy giặt dân dụng cỡ lớn; ghế sofa có khung gỗ; gạch men; xe đạp điện; vỏ bình gas; ghim đóng thùng; pin năng lượng mặt trời… đều đang bị cảnh báo có nguy cơ bị điều tra áp dụng thuế phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ tháng 7/2022 - 6/2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất 378,9 triệu USD mặt hàng này vào Hoa Kỳ chiếm tới gần 28% tổng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm cùng loại của nước này. Vì thế, nếu bị điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ, rất có thể các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam sẽ chịu thiệt hại đáng kể.
Cần đầu tư nhiều hơn cho “hàng thủ”
Theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương), chỉ tính riêng trong tháng 9/2023, các nước nhập khẩu đã khởi kiện 7 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Tính từ đầu năm đến nay đã có 234 vụ việc được khởi xướng điều tra, xem xét áp dụng các biện pháp đánh thuế phòng vệ thương mại. Hầu hết các vụ điều tra đến từ các thị trường như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia... Trong khi đó, các mặt hàng bị điều tra đa số đều có kim ngạch xuất khẩu khá lớn, từ vài chục triệu đến hàng tỷ USD/năm.
Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại cho rằng, hoạt động gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được nhiều nước nhập khẩu áp dụng trong thời gian tới do nền kinh tế nhiều quốc gia chưa phục hồi sau dịch Covid-19. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương với các đối tác nước ngoài.
Nhận định về khả năng ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại hiện nay, ông Trung cho rằng mức độ đầu tư của các doanh nghiệp xuất khẩu cho lĩnh vực này là chưa thỏa đáng. Mặc dù nhiều doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn và thâm niên xuất khẩu vào các thị trường quốc tế lớn, nhưng vẫn thiếu đội ngũ cán bộ, chuyên gia hiểu biết về luật pháp để có thể theo dõi, ứng phó một cách linh hoạt khi đối tác nhập khẩu khởi kiện.
Theo các chuyên gia, việc tham gia điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn lực tài chính cũng như con người trong thời gian khá lâu (thường là hơn 1 năm). Vì thế, để không rơi vào bị động, cần có kế hoạch, có bộ phận chuyên trách về pháp luật quốc tế về phòng vệ thương mại; nắm rõ quy trình, thủ tục, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia vào các vụ việc điều tra.
Bên cạnh đó, cần xác định việc ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại là một trong những chiến lược đầu tư cho “hàng thủ” để giảm, tránh tối đa thiệt hại khi bị áp các loại thuế này.
Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Văn phòng Luật sư IDVN) các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần quen dần với các vụ khởi kiện điều tra phòng vệ thương mại, sẵn sàng tâm lý chủ động hợp tác. Nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng có nguy cơ cao bị vướng vào các vụ kiện phòng vệ thương mại, hoặc bán nhiều hàng hóa vào các thị trường thường xuyên điều tra phòng vệ thương mại cần liên tục cập nhật các quy định liên quan ở thị trường nhập khẩu, theo dõi các thông tin cảnh báo sớm từ Bộ Công thương để có lộ trình tham gia các vụ kiện nếu có phát sinh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
