agribank-vietnam-airlines

Đổi mới toàn diện hoạt động của CIC

Thoan Hương thực hiện
Thoan Hương thực hiện  - 
Đề án phát triển Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có ý nghĩa rất quan trọng đối với CIC, là kim chỉ nam đưa ra phương hướng, mục tiêu cụ thể để CIC phát triển trong giai đoạn tới; đồng thời là căn cứ giúp CIC hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, phù hợp với các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển của Ngành để chung tay vượt qua đại dịch, ổn định kinh tế.
aa
doi moi toan dien hoat dong cua cic
Tổng giám đốc CIC Cao Văn Bình

Ngày 10/3/2022, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 348/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án phát triển Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án). Để làm rõ hơn về Đề án này, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trò chuyện với ông Cao Văn Bình - Tổng giám đốc CIC.

Đề án này có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động của CIC trong bối cảnh hiện tại, thưa ông?

Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội trong đó có ngành Ngân hàng, đòi hỏi ngành Ngân hàng nói chung, CIC nói riêng cần có những quyết sách cụ thể, chủ động, sáng tạo để duy trì hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Đề án đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong giai đoạn 2016-2020, đặt ra các mục tiêu, giải pháp để giải quyết các tồn tại, hạn chế của giai đoạn trước. Đề án được xây dựng, bám sát quan điểm chỉ đạo và xuyên suốt của Chính phủ và NHNN Việt Nam: về chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0; chương trình chuyển đổi số quốc gia và chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án có ý nghĩa rất quan trọng đối với CIC, là kim chỉ nam đưa ra phương hướng, mục tiêu cụ thể để CIC phát triển trong giai đoạn tới; đồng thời là căn cứ giúp CIC hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, phù hợp với các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển của Ngành để chung tay vượt qua đại dịch, ổn định kinh tế.

Theo ông, việc phát triển CIC theo mô hình cơ quan thông tin tín dụng (TTTD) công lập sẽ phát huy lợi thế và tính hiệu quả như thế nào tại Việt Nam?

Hiện tại, trên thế giới, tùy vào thực tiễn phát triển của từng quốc gia, các nước có thể áp dụng mô hình TTTD công lập, mô hình TTTD tư nhân hoặc kết hợp cả hai mô hình. Tại Việt Nam, năm 1999, kể từ khi thành lập với mô hình cơ quan TTTD công lập, CIC đã phát huy tối đa các lợi thế của cơ quan TTTD công và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về sự chủ động, sáng tạo và hiệu quả.

Thứ nhất, CIC có lợi thế về kho dữ liệu TTTD tập trung, đầy đủ, toàn diện. Theo Thông tư 03/2013/TT-NHNN của NHNN, cơ chế thu thập thông tin là bắt buộc đối với các TCTD để xây dựng kho dữ liệu TTTD quốc gia. Nhờ đó, đến nay hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) TTTD quốc gia đã đạt tới 49,6 triệu khách hàng vay tại Việt Nam, độ phủ thông tin đạt 59,4% dân số trưởng thành, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ hai, theo chủ trương của Chính phủ giao NHNN tại Nghị quyết 02 năm 2019 và các Nghị quyết 19 năm 2016-2018, CIC thực hiện hướng dẫn các tổ chức tài chính vi mô, các QTDND báo cáo về các khoản vay nhỏ, tạo điều kiện cho các đơn vị khai thác TTTD để tiếp cận khách hàng vay, bao gồm cả các tổ chức ngoài Ngành. Trong khi đó, các trung tâm TTTD tư thường không muốn đầu tư nguồn lực để thu thập nguồn thông tin từ các tổ chức vi mô do chi phí lớn, không thu được lợi nhuận. Với lợi thế của mình, bên cạnh 123/123 TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CIC đã thu thập các thông tin từ gần 1.200 QTDND, toàn bộ tổ chức tài chính vi mô chính thức, trên 50 tổ chức tự nguyện các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp bán lẻ; các đơn vị ngoài ngành như: Bộ KHĐT, Bộ Công an…

Thứ ba, với lợi thế về kho dữ liệu đầy đủ, CIC đã khẳng định được vai trò là một kênh thông tin quan trọng hỗ trợ cho hoạt động quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN. CIC đã xây dựng được hệ thống sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm giá trị gia tăng với thông tin chi tiết, cung cấp bức tranh toàn vẹn về khách hàng, từ đó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Ban Lãnh đạo NHNN và các TCTD, giúp giảm tải báo cáo thống kê của NHNN về hoạt động tín dụng ngân hàng.

Thứ tư, CIC hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà tích lũy tài chính chủ yếu phục vụ cho đầu tư, phát triển chính hệ thống TTTD. Các khoản đầu tư của CIC để nâng cao chất lượng, sản phẩm dịch vụ hiện đại như xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, cảnh báo tín dụng, xây dựng hệ thống kết nối trực tiếp tới TCTD (Host-to-Host). Nhờ đó, CIC có cơ sở thực hiện nhiều chính sách giảm giá sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19 để đồng hành cùng TCTD, hướng tới mục tiêu giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo chủ trương của Chính phủ. Các sản phẩm của CIC luôn được các TCTD, khách hàng vay tin tưởng và đánh giá cao về tính đầy đủ và chất lượng của thông tin.

Thứ năm, CIC có vị thế, uy tín trong việc tham gia các Hiệp hội TTTD, các diễn đàn hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm về nghiệp vụ, thỏa thuận hợp tác quốc tế và trao đổi TTTD xuyên biên giới phù hợp với quy định của pháp luật.

Một trong những mục tiêu tổng quát của đề án là “đổi mới toàn diện hoạt động của CIC”. Đây là một vấn đề lớn và để thực hiện thành công, CIC cần phải vượt qua những thách thức nào?

Đề án được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung là đổi mới toàn diện hoạt động của CIC. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, CIC sẽ phải vượt qua khá nhiều những khó khăn, thách thức, có thể kể đến như sau:

Trước hết, đó là việc thay đổi nhận thức, tư tưởng cần phải đổi mới, sáng tạo của toàn thể cán bộ CIC. Mỗi cán bộ CIC cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của Đề án đối với sự phát triển của CIC, nhận diện được thuận lợi, cũng như những khó khăn, thách thức, để từ đó chủ động đề ra các mục tiêu cho bản thân và cho tổ chức; quyết tâm cống hiến với tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết cao để hoàn thành các mục tiêu của Đề án.

Thứ hai là việc đổi mới toàn diện hạ tầng CNTT. Hiện nay, hạ tầng CNTT của CIC còn hạn chế trong việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu chuyển đổi số đối với ngành Ngân hàng, chưa bắt kịp tốc độ thay đổi công nghệ mới. Tiến trình chuyển đổi số của toàn ngành Ngân hàng nói chung, của CIC nói riêng không còn là sự lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc, là hướng đi chiến lược nhằm giúp CIC cải thiện hiệu quả và phát triển bền vững trong kỷ nguyên CMCN 4.0.

Thứ ba, việc lựa chọn công nghệ, thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới hỗ trợ cho nghiệp vụ còn nhiều khó khăn và khó đánh giá hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm giải pháp nghiệp vụ có sẵn trên thị trường phù hợp với nghiệp vụ hoạt động của CIC là gần như không có.

Thứ tư, việc thiếu nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cũng là một rào cản đối với CIC ở thời điểm hiện tại. Việc thu hút, tuyển dụng cán bộ kỹ sư CNTT có trình độ chuyên môn cao gặp nhiều khó khăn do nhiều ngành cùng có nhu cầu, đặc thù nghề nghiệp CNTT có thu nhập ở mức cao so với mặt bằng chung hiện nay.

Một trong những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2022-2025 cũng như đến năm 2030 là xây dựng CSDL TTTD quốc gia đầy đủ, tập trung, thống nhất. Ông có chia sẻ gì về mục tiêu này? CIC sẽ thực hiện mục tiêu này như thế nào?

Phát triển CSDL TTTD quốc gia được xác định là nhiệm vụ quan trọng, vì CSDL là nền tảng để CIC phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các mục đích, nhu cầu sử dụng khác nhau của các đơn vị.

Đề án đưa ra mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2022-2025 cũng như giai đoạn 2026-2030 là xây dựng CSDL TTTD đầy đủ, tập trung, thống nhất, phấn đấu về độ phủ thông tin sẽ đạt 90% dân số trưởng thành trong giai đoạn 2025-2030; chỉ số chiều sâu TTTD sẽ duy trì được điểm số tối đa. Để đạt được mục tiêu nói trên, CIC sẽ tập trung thực hiện những giải pháp cụ thể như sau:

Về thu thập thông tin trong Ngành, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN, CIC sẽ tiếp tục duy trì và đảm bảo việc thu thập thông tin đầy đủ từ 100% TCTD và từ các đơn vị NHNN, trở thành đầu mối về dữ liệu tín dụng, giảm tải báo cáo thống kê cho TCTD.

Về thu thập các thông tin ngoài ngành, CIC sẽ đẩy mạnh mở rộng nguồn thông tin từ các tổ chức tự nguyện, nguồn thông tin trực tiếp từ khách hàng vay, nguồn thông tin từ các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước, nguồn thông tin từ các tổ chức TTTD nước ngoài.

Bên cạnh đó, CIC sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia, chủ động kết nối với các CSDL quốc gia. Cụ thể, CIC sẽ tiếp tục kết nối và khai thác CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; đồng thời triển khai kế hoạch kết nối thử nghiệm với CSDL quốc gia về dân cư, dự kiến đến tháng 6/2022 CIC có thể khai thác dữ liệu từ nguồn này để phục vụ hoạt động TTTD; việc kết nối với CSDL quốc gia về bảo hiểm cũng sẽ được CIC đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn 2022- 2023. Tuy nhiên, theo tôi, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL còn gặp nhiều khó khăn, có thể kể đến như: chưa có sự đồng bộ trong hệ thống CNTT của các đơn vị sở hữu CSDL quốc gia; cơ chế chia sẻ dữ liệu còn chưa hoàn thiện; các quy định liên quan đến bảo mật dữ liệu cho khách hàng chưa được thống nhất, đầy đủ.

Song song với đó, CIC sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động TTTD của NHNN; kết hợp đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống CNTT, chuẩn hóa giải pháp, quy trình, nghiệp vụ lõi cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT, chuyên gia xử lý dữ liệu để có thể đảm bảo chất lượng nguồn dữ liệu thu thập, nâng cao tỷ lệ tự động hóa trong việc thu thập, xử lý, lưu giữ, cập nhật TTTD.

Xin ông vui lòng chia sẻ thêm về các kế hoạch của CIC trong năm 2022 để thực hiện Đề án?

Ngay sau khi Đề án được Thống đốc phê duyệt, CIC đã xây dựng Kế hoạch chi tiết để thực hiện Đề án và sẽ sớm ban hành Quyết định triển khai Kế hoạch này, trong đó giao nhiệm vụ cho từng phòng, ban, với mốc thời gian và kết quả công việc cụ thể. Trước mắt, CIC sẽ tập trung triển khai các nội dung công việc để hoàn thiện mô hình hoạt động, khuôn khổ pháp lý liên quan tới hoạt động TTTD. CIC đang phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xây dựng văn bản pháp luật thay thế Thông tư 03/2013/TT-NHNN theo hướng chuẩn mực hóa danh mục, mở rộng chỉ tiêu TTTD của CIC nhằm hoàn thiện CSDL TTTD quốc gia, trên cơ sở đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các đơn vị.

Thứ hai, như đã đề cập ở các phần trước, ngay trong năm 2022, chúng tôi sẽ tập trung mở rộng CSDL TTTD, thực hiện kết nối với CSDL quốc gia về dân cư. Ngoài ra, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thực hiện kết nối với các CSDL quốc gia về Bảo hiểm Xã hội, đăng ký kinh doanh… nhằm tăng độ phủ thông tin, tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm TTTD đáp ứng tối đa yêu cầu của TCTD.

Thứ ba, CIC tập trung triển khai xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dự phòng (DR), đảm bảo tiêu chuẩn an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3.

Thứ tư, CIC đang nghiên cứu và xây dựng Dự án Hệ thống thông tin quản lý, đáp ứng tối đa các yêu cầu về TTTD của các Vụ, Cục, đơn vị NHNN và công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; cải thiện sản phẩm TTTD phục vụ công tác quản lý trên địa bàn của chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố; đồng thời ứng dụng công nghệ mới trong việc thu thập, xử lý thông tin.

Ngoài ra, CIC sẽ tập trung tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin; đồng thời, đẩy mạnh tiến độ đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở của CIC để CIC có được điều kiện làm việc tốt nhất.

Xin trân trọng cảm ơn Tổng giám đốc về cuộc trò chuyện này!

Thoan Hương thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data