Doanh nghiệp với xu hướng tiêu dùng mới
![]() | Ngành tiêu dùng nhanh đang định hình lại trạng thái tương lai |
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo kết quả của Dự án Tương lai của xu hướng tiêu dùng tại các thị trường tăng trưởng nhanh, do Công ty Tư vấn quản lý toàn cầu Bain & Company (Hoa Kỳ – Mỹ) cho thấy, trong 10 năm tới ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, với giá trị thị trường lên đến 4 nghìn tỷ USD. Đa phần các DN trong khu vực ASEAN cũng cho rằng, đại dịch Covid-19 đã tạo ra thay đổi đáng chú ý trong hành vi của người tiêu dùng, sẽ dần xuất hiện trong khu vực ASEAN từ năm 2021 và ở mỗi quốc gia, xu hướng này lại có sự khác biệt. DN của các nước trong khu vực cần phải nắm bắt xu hướng này để tận dụng những lợi thế to lớn sau khi đại dịch đi qua.
Theo ông Suvir Varma, cố vấn cao cấp của Bain & Company (khu vực châu Á), những xu hướng tiêu dùng mới sẽ làm thay đổi rất nhanh thị trường các nước trong khối ASEAN. Thứ nhất, là chi tiêu cho tiêu dùng sẽ tăng gấp đôi do sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu.
Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng GDP hàng năm của ASEAN ở mức 5% vào năm 2021. Đến năm 2030, 70% dân số ASEAN sẽ thuộc tầng lớp trung lưu. Sự bùng nổ của tầng lớp này sẽ làm tăng hơn gấp đôi mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong khu vực.
Thứ hai là các dịch vụ kỹ thuật số sẽ ngày càng đồng bộ và phổ biến với nhiều người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua sắm trực tuyến. Trên toàn khu vực, tổng thời gian phát trực tuyến trên thiết bị di động đã tăng 60% từ ngày 20/4/2020 đến 11/8/2020.
Tại các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, người tiêu dùng bỏ ra khoảng 4,2 giờ mỗi ngày cho việc sử dụng điện thoại di động. Con số này gấp khoảng 1,2 lần số liệu trung bình toàn cầu. Riêng giới trẻ thì có thời gian sử dụng trung bình lên đến 5 giờ và có khoảng 65% người dùng sẽ chuyển đổi sang các nhãn hiệu hàng hóa khác nếu thương hiệu cũ không còn đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu trực tuyến của họ.
Cùng với đó, các DN cũng đang cố gắng tìm cách cung cấp nhu yếu phẩm cho các cộng đồng dễ bị tổn thương. Đồng thời, các mặt hàng địa phương sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh, với khoảng 80% người tiêu dùng Indonesia, Việt Nam, Thái Lan cho rằng, họ ưa thích sử dụng các nhãn hàng có nguồn gốc từ địa phương hơn là các thương hiệu toàn cầu, đặc biệt là thực phẩm.
Xu thế bán hàng đa kênh tiếp tục nở rộ, khi dịch bệnh đã tạo ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực thương mại điện tử. Lĩnh vực này có khả năng chiếm khoảng 13% doanh số bán lẻ vào năm 2030. Sự thuận tiện cũng sẽ trở thành thước đo mới, cứ trong 3 người tiêu dùng thành thị tại ASEAN thì có 1 người coi tiện lợi là tiêu chí hàng đầu khi mua hàng; 2 người còn lại cũng sẽ sẵn sàng từ bỏ quyền riêng tư dữ liệu để có được sự thuận tiện.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam dự báo, sau dịch bệnh, nhóm hàng dệt may tuy chưa nằm ở mức thiết yếu cao như thực phẩm, thuốc men, các thiết bị bảo vệ con người… nhưng cũng thuộc nhóm các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu.
Chính vì vậy, sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế, sản phẩm dệt may sẽ là một trong các nhóm hàng hoá phục hồi sớm và bắt đầu bằng các sản phẩm cơ bản, giá trung bình thấp và thấp. Các DN có vị trí tốt hơn trong chuỗi cung ứng sẽ có đơn hàng trước. Các DN da giày, hàng gia dụng, đồ gỗ nội ngoại thất cũng là những lĩnh vực sẽ nhanh chóng hồi phục, do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong khối ASEAN còn khá cao.
Cụ thể, như thị trường Campuchia đang tăng nhập khẩu vật liệu xây dựng (xi măng, sắt, thép…), đồ gỗ mỹ nghệ, nông sản, thủy sản từ Việt Nam… Trong ASEAN, tuy các quốc gia có hướng phát triển khác nhau, nhưng điểm chung là các thành viên trong khối đều có dư địa và cơ hội lớn trong việc phát triển, mở rộng thị trường sau khi đại dịch đi qua.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
