Doanh nghiệp Việt trước cơ hội thâm nhập thị trường Thái Lan
Thương mại điện tử - bệ đỡ đưa doanh nghiệp Việt ra thế giới Doanh nghiệp Việt tìm cách mở rộng thị trường ra nước ngoài |
Trên thực tế, Thái Lan là một trong những đối tác có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn luôn nằm trong số 10 quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam. Ông Hồ Văn Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái - Việt Nam cho biết, trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp Thái Lan và các doanh nghiệp kiều bào đã đưa nhiều mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Thái Lan dưới dạng chính ngạch và tiểu ngạch để giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam và ngược lại. Không chỉ hàng hóa nông sản, các sản phẩm như thuỷ sản, rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, nhiều mặt hàng như trái cây tươi của Việt Nam cũng đang được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng.
Theo đại diện Hội chợ và triển lãm Thái Lan, trong những tháng đầu năm qua, có khoảng 35.000 người (đa phần là doanh nghiệp) của Việt Nam đến Thái Lan thông qua tổ chức hội chợ và triển lãm để tìm cơ hội bán hàng vào thị trường này, tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái.
![]() |
Doanh nghiệp Việt đang tiếp cận thị trường Thái Lan qua kênh triển lãm |
“Nông thủy sản Việt đang ngày càng được người Thái ưa chuộng. Các mặt hàng này có nét tương đồng với hàng Thái, nhưng có sự khác biệt về chất lượng và hương vị nên vẫn hấp dẫn người tiêu dùng”, ông Puripan Bunnag, Phó Chủ tịch Hội chợ và Triển lãm Thái Lan nhận định.
Đại diện Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam cũng đưa ra nhận xét, khu vực phía Nam của Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào, cũng như khả năng chế biến hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới. Đây là thế mạnh để tạo sự khác biệt cho hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi sau mỗi lần tham dự các hội chợ triển lãm để tìm kiếm đơn hàng trên đất Thái. Các doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm trà thảo dược hay muối chấm đặc biệt thu hút doanh nghiệp và người dân Thái.
Tại tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan giữa tháng 8, có 19 doanh nghiệp Việt Nam như King Coffee (cà phê hòa tan), Trung Nguyen (cà phê), Napoli Coffee, Bibica (snack), Acecook (mì gói), Vifon (phở ăn liền), Hai Binh (hạt điều rang củi), Chinsufoods (xì dầu)... được xuất khẩu trực tiếp sang Thái Lan thông qua chuỗi siêu thị của Central Group Thái. Nửa đầu năm nay, các tập đoàn lớn của Thái Lan như Central Retail, CP, SGC... ngoài tăng đầu tư, họ còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua Thái Lan. Trong đó, nhiều đặc sản của Việt Nam như xoài, nhãn, vải được bán trên kệ các siêu thị của Central Retail tại Thái với giá cao gấp 4-5 lần so với trong nước.
Ông Hoàng Danh Hữu, CEO Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông trại EDE cho biết, đang được đối tác hỗ trợ cung cấp hồ sơ, tài liệu về sản phẩm cho nhà chức trách FDA của Thái Lan. Sau khi được cơ quan chức năng chấp thuận đủ điều kiện, công ty sẽ được xuất khẩu chính thức sang quốc gia này các sản phẩm liên quan đến socola và cà phê của doanh nghiệp mình.
Để hàng hóa Việt ngày càng được người Thái ưa chuộng và tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài chất lượng tốt, cần sự độc đáo, giá thành hấp dẫn. Ngoài ra, xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường đang được ưu tiên nên doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào nhóm này. Bên cạnh đó, để thâm nhập tốt thị trường Thái, hàng Việt cần thêm các hệ thống phân phối lớn để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh hơn.
Đánh giá về thị trường Thái Lan, ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đây là thị trường rất tiềm năng cho các sản phẩm Việt Nam. Hiện nay, Thái Lan được xác định là thị trường quan trọng trong chiến lược mở rộng xuất khẩu bền vững của Việt Nam nói chung, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL nói riêng. “Thông qua các hội chợ triển lãm, các buổi trao đổi tiếp xúc với các đối tác Thái Lan sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng Thái Lan và du khách để có thể tham gia chuỗi cung ứng hiện đại của nước này”, ông Lữ nói.
Ông Hồ Văn Lâm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái - Việt Nam cũng chia sẻ, vừa qua, để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm vào giới thiệu tại thị trường Thái Lan, Hiệp hội đã thành lập Trung tâm Triển lãm hàng Việt Nam tại Tổ hợp thương mại VT-Namnueng Udon Thani, nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, phát triển các kênh phân phối hàng Việt tại Thái Lan, giới thiệu hàng hóa Việt Nam tới người tiêu dùng Thái Lan và kiều bào Việt.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
