Doanh nghiệp vẫn “đau đầu” vì chi phí không chính thức
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Doanh nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, Báo cáo PCI 2020 cho thấy những nỗ lực cải cách hành chính trong những năm qua còn “gập ghềnh” khi còn một số lĩnh vực còn nhiều phiền hà như đất đai, thuế và bảo hiểm xã hội…
![]() |
Biểu đồ tỷ lệ doanh nghiệp chi trả phí không chính thức. Nguồn : VCCI |
“Bức tranh cải cách đã có nhiều sắc màu tươi sáng hơn nhưng vẫn còn những con số làm chúng ta chưa thể yên lòng. Doanh nghiệp cũng kỳ vọng chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình”, ông Vũ Tiến Lộc nói.
Tuy nhiên, có những con số mà theo ông Lộc là “chưa thể yên lòng”. Ông Lộc dẫn kết quả điều tra PCI cho thấy, cứ trong 4 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho rằng địa phương ưu ái các doanh nghiệp nhà nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân. Cứ trong 3 doanh nghiệp thì có gần 1 doanh nghiệp cho rằng, chính quyền còn ưu ái cho doanh nghiệp FDI.
Ông Lộc cho biết vẫn còn 40% doanh nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp về kinh tế. Gần 45% doanh nghiệp cho biết họ phải trả các chi phí không chính thức. 54% doanh nghiệp cho rằng hiện tượng nhũng nhiễu vẫn còn.
“20% doanh nghiệp đánh giá cán bộ nhà nước trong xử lý công việc còn chưa hiệu quả, chưa thân thiện và cũng còn tới 3% doanh nghiệp phản ánh mỗi năm họ còn bị thanh, kiểm tra quá 5 lần” - Chủ tịch VCCI nói.
Kết quả điều tra PCI cho thấy, niềm tin kinh doanh do tác động của đại dịch Covid-19 đã giảm mạnh tại thời điểm năm 2020. Chỉ có 41% doanh nghiệp cả tư nhân trong nước và FDI dự kiến sẽ mở rộng kinh doanh trong 2 năm tới, giảm hơn 10 điểm % so với năm 2019.
Cũng theo điều tra PCI 2020, chỉ số minh bạch, tiếp cận thông tin quan trọng, bao gồm các tài liệu quy hoạch, đã có sự cải thiện song vẫn còn nhiều dư địa để chính quyền các địa phương tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các loại thông tin quan trọng.
Việc tiếp cận văn bản quy hoạch ở cấp tỉnh vẫn xung quanh mức 2,5 điểm và văn bản pháp lý lần lượt chỉ ở mức 2,54 điểm và 3,03 điểm trên thang điểm 5 (1. Không thể - 5. Rất dễ), chưa có cải thiện đáng kể so với những năm trước đó.
Chất lượng thông tin trên website chính quyền các tỉnh năm 2020 chỉ ở mức 34,5 điểm trên thang điểm 50, tăng nhẹ so với mức 31 điểm của năm 2016.
Dù đã giảm từ con số 66,3% của năm 2016, vẫn còn 57,4% doanh nghiệp trong năm 2020 phản ánh cần có mối quan hệ với cán bộ cơ quan chính quyền để có được các tài liệu của địa phương.
Doanh nghiệp gặp khó khăn nhất khi tiếp cận các loại thông tin sau: bản đồ, quy hoạch sử dụng đất (51%), kế hoạch đầu tư công (50%), tài liệu ngân sách (48%), quy hoạch ngành, lĩnh vực (47%), kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới (45%), chính sách ưu đãi đầu tư (40%). Ngay cả các văn bản pháp luật do tỉnh ban hành cũng có tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin (24%).
“Điểm số PCI và PCI gốc năm 2020 cũng giảm nhẹ so với năm 2019 và các ngôi sao cải cách – các tỉnh dẫn đầu trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh đã ít có sự bứt phá hơn, cho thấy đà cải cách có phần chững lại, đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy cải cách một cách kiên trì, thực chất và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
