Doanh nghiệp phải chuyển hướng, đa dạng hoá thị trường
![]() |
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu |
![]() | Doanh nghiệp và người chăn nuôi gia cầm đang thua lỗ |
![]() | Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân vay vốn |
![]() | Đề xuất giảm thu 35 khoản phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp, người dân |
Ngày 8/5/2023, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VIAC với các hiệp hội doanh nghiệp và tọa đàm: “Đầu tư và thương mại quốc tế trong thế giới đầy biến động: Doanh nghiệp cần làm gì?”, trong khuôn khổ Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam 2023 (gọi tắt là VAW2023).
Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nền kinh tế nước ta là nền kinh tế có độ mở rất cao, so với các nước ASEAN thì nước ta chỉ sau Singapore, như Indonesia là một nền kinh tế có thể so sánh nước ta thì họ chỉ có 26% về xuất khẩu còn nước ta thì trên 200%. Do nền kinh tế lệ thuộc rất cao vào thị trường thế giới nến khi nền kinh tế thế giới có những biến động thì có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế nước ta.
Có thể nói dưới những tác động của kinh tế thế giới, cộng đồng doanh nghiệp đang ở giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi đổi mới. Số lượng tăng trưởng quý I đã chứng minh được điều đó. Sự tăng trưởng kinh tế chỉ đạt hơn 3%, tăng trưởng ở mức độ rất thấp, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế suy giảm.
"Lần đầu tiên tăng tưởng của doanh nghiệp thấp như thế vì số doanh nghiệp xuất ra khỏi thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp ra đời, các doanh nghiệp đang hoạt động phải thu hẹp quy mô, giảm hiệu suất kinh doanh, doanh nghiệp thiếu đơn hàng, khả năng thanh khoản yếu, tiếp cận tín dụng rất khó khăn", ông Lộc chia sẻ.
Nói một cách tổng thể thì niềm tin kinh doanh giảm, đang duy trì ở mức thấp, những nỗ lực cải cách trong các năm qua do tác động của Covid đang bị chậm lại, khu vực tư nhân suy yếu, xuất khẩu khó khăn, đó là những dấu hiệu không vui cho tình hình kinh tế ở Việt, đặc biệt trong 2 tháng đầu năm.
Khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đang suy yếu đó là một chỉ báo rất đáng báo động, đặc biệt là trọng tháng 1, tháng 2 năm nay. Cuối tháng 3, đầu tháng 4 tín hiệu đã lạc quan hơn, số lượng doanh nghiệp đã tăng trưởng trở lại, không còn tăng trưởng âm nữa và chúng ta hy vọng rằng vào quý III và quý IV cuối năm tình hình sẽ khả quan hơn, có bước tăng trưởng mạnh hơn, tất nhiên điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường thế giới.
Còn trong nước tiếp tục thúc đẩy các biện pháp phục hồi, hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt đẩy mạnh đầu tư công, các chính sách pháp lý, các dự án tài phán tiền tệ cũng được thúc đẩy một cách linh hoạt hơn và tạo nên xu hướng mới cho doanh nghiệp.
Mặc dù có khởi sắc bước đầu, số lượng doanh nghiệp đã tăng trưởng trở lại, không còn tăng trưởng âm nữa và chúng ta hy vọng rằng vào quý III và quý IV cuối năm tình hình sẽ khả quan hơn, có bước tăng trưởng mạnh hơn, tất nhiên điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường thế giới.
"Triển vọng kinh doanh, chúng ta đang trong một thế giới mới không có bản đồ, như thuyền đi không có hải trình, nâng cao nội lực, nâng cao năng lực pháp lý, phòng ngừa các tranh chấp. Có giáp sắt như khung pháp lý, các biện pháp nâng cao tính pháp lý. Chưa bao giờ tính an toàn của doanh nghiệp được đặt lên cao như thế này", ông Lộc ví von.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trước những khó khăn từ thị trường, các doanh nghiệp đang tìm mọi giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường, tìm ra những phân khúc mới.
Tuy nhiện, trong môi trường đầu tư và thương mại quốc tế đầy biến động, các doanh nghiệp đang vấp phải những khó khăn liên quan đến pháp lý cũng như tranh chấp đến từ khách hàng quốc tế.
Theo ông Giang, khi thấy lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến thì các thị trường thường dựng lên các hàng rào kỹ thuật một cách bất ngờ. Đồng thời, các đối tác tại thị trường phát triển như EU luôn đòi hỏi những yêu cầu khắt khe, kể cả khi doanh nghiệp Việt Nam chưa thể áp dụng do pháp luật chưa quy định thì các đối tác nước ngoài vẫn cắt đơn hàng...
Do đó, các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ các vấn đề về tư vấn pháp lý, tăng cường kỹ năng phòng ngừa và giải quyết tranh chấp có hiệu quả.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, việc hỗ trợ các vấn đề về tư vấn pháp lý, tăng cường kỹ năng phòng ngừa và giải quyết tranh chấp có hiệu quả là hết sức cần thiết.
Hiện nhiều nước trên thế giới, các doanh nghiệp cố gắng thương lượng, nếu không được thì đưa ra tòa. Trong đó, các phương thức bằng trọng tài, hòa giải, là phương thức được lựa chọn đầu tiên.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội cho biết, trong bối cảnh hội nhập, bên cạnh việc nâng cao năng lực quản trị thì doanh nghiệp cần nâng cao năng lực pháp lý, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp.
"Các doanh nghiệp cần lưu ý đến vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, để cùng với chức năng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh thì hiệp hội sẽ trở thành đầu mối để tập hợp những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, tham gia vào việc tư vấn chính sách, pháp luật và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp, hội viên", ông Nguyễn Vân chia sẻ.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam 2023 (VAW2023) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VIAC và 19 hiệp hội ngành hàng và hiệp hội địa phương tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia; Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam...
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
