Doanh nghiệp nông dược rụt rè
![]() | Ngành nông dược Việt Nam: Nhập khẩu thống lĩnh |
![]() | Nông Dược HAI xây dựng nhà máy sản xuất nông dược |
![]() | Có nên đặt niềm tin vào cổ phiếu dược? |
Trong bối cảnh khó khăn do thời tiết, thị trường cạnh tranh gay gắt, nhưng các “ông lớn” trong lĩnh vực nông dược phẩm bao gồm Lộc Trời, VFG hay SPC… lại gia tăng doanh thu khá tốt, trong khi doanh số của các công ty nhỏ hơn tăng không đáng kể hoặc sụt giảm. Những điều này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, nhất là những người yêu thích cổ phiếu ngành dược trước đó.
Xét về hiệu quả hoạt động của một số DN hoạt động trong lĩnh vực nông dược, giới phân tích nhận thấy các công ty đầu ngành có mức biên lợi nhuận ròng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khả quan so với các DN khác cùng ngành. Trong đó VFG (CTCP khử trùng Việt Nam) mang lại suất sinh lời cao nhất do các sản phẩm được sản xuất và phân phối hiện nay của công ty có biên gộp khá cao (khoảng 30%). Tỷ lệ cổ tức tiền mặt cho năm 2016 của VFG được điều chỉnh tăng lên 25%. Con số ban đầu được trình lên đại hội cổ đông là 20%.
![]() |
Tuy nhiên, nhiều cổ đông cho rằng lợi nhuận chưa phân phối của công ty quá lớn (khoảng 300 tỷ đồng), nên đã đề xuất tăng tỷ lệ cổ tức tiền mặt, thậm chí tăng tỷ lệ cổ phiếu thưởng từ 30% lên 50%. Tương tự, Lộc Trời cũng đang trong giai đoạn tái cấu trúc DN nên tỷ suất sinh lợi ở mức khá thấp so với lịch sử của công ty (từ 25-30% trong giai đoạn 2012-2014), nhưng biên lợi nhuận ròng vẫn ở mức cao so với các DN khác…
Có thể thấy, thâu tóm thị phần là câu chuyện chính trong năm 2016 giữa các “ông lớn” và các DN nhỏ hơn trong ngành dược. Theo đó, giới chuyên môn cho rằng, hoạt động này sẽ tiếp tục diễn ra trong các năm tới khi các DN lớn trong lĩnh vực này đang tái cấu trúc lại hệ thống bán hàng để bắt nhịp đà tăng nhu cầu thị trường, cũng như nâng tầm vị thế của mình. Tuy nhiên, giới chuyên môn cũng nhắc nhở rằng, dù hiện tại các “ông lớn” trong ngành nông dược đang thể hiện sức mạnh, nhưng có thể nhận thấy, các DN này đang thận trọng với kế hoạch 2017, dù thời tiết năm nay được dự báo khả quan hơn năm 2016.
Điều này có thể nhận biết qua kế hoạch kinh doanh năm 2017 được các DN trình cổ đông là “khá rụt rè” so với năm ngoái. Đơn cử, VFG sẽ tăng công suất hoạt động, tái cấu trúc kênh bán hàng, tăng cường hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, trong đại hội cổ đông, lãnh đạo VFG chỉ đặt kế hoạch năm 2017 tăng trưởng 3% với lý do chính là thời tiết diễn biến bất lợi hơn và lượng hàng tồn kho của các công ty trong ngành từ năm 2015 có thể bị “xả” ra thị trường.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ chính sách như: quy định không cho phép đăng ký mới thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa và danh mục chất cấm được ban hành từ tháng 4/2016, sẽ tác động đến các loại thuốc bảo vệ rau màu của VFG. Theo đó, có thể làm cho mảng nông dược của VFG khó có thể tạo đột phá trong năm 2017. Ngoài ra, chi phí khấu hao tăng thêm (khoảng 10 tỷ/năm) từ nhà máy mới ở Long An và chi phí hoa hồng có thể duy trì ở mức cao nhằm giành thị phần từ các đối thủ nhỏ hơn, cũng sẽ gây áp lực lên lợi nhuận của VFG.
Hay như SPC (CTCP Bảo vệ thực vật Sài Gòn), có kế hoạch sẽ mở rộng sang thị trường mới (Myanmar) trong năm 2017. Tuy nhiên, về triển vọng của chuyện này, giới chuyên môn cho rằng sẽ không có nhiều bất ngờ. Có thể, dự án mới này sẽ chỉ đóng vai trò thay thế cho thị trường cũ, khi cơ cấu sản phẩm không có nhiều thay đổi và máy móc trang thiết bị cần thời gian để đưa vào hoạt động ổn định. Riêng với Lộc Trời, những thông tin niêm yết liên tục xuất hiện gần đây và hoạt động tái cấu trúc các mảng hoạt động cũng rất đáng chú ý vì sẽ tác động không nhỏ đến giá cổ phiếu khi sự kiện xảy ra. Và do vậy, nhà đầu tư vẫn luôn cần thận trọng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
