agribank-vietnam-airlines

Doanh nghiệp niêm yết cần chuẩn bị gì khi thị trường nâng hạng?

Trần Hương
Trần Hương  - 
Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối nghiên cứu của Công ty chứng khoán MB cho biết, việc xếp vào nhóm các thị trường mới nổi được cho là bước ngoặt quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của TTCK Việt Nam, góp phần tăng quy mô, chất lượng và nâng cao hình ảnh, uy tín của tất cả các thành viên tham gia thị trường.
aa
Chính phủ quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán
Chính phủ quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán

30 tỷ USD chờ cơ hội… rót vốn?

“Theo số liệu ước tính của Ngân hàng Thế giới trong trường hợp Việt Nam được nâng hạng sẽ có khả năng thu hút khoảng 25 đến 30 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế, cả đầu tư thụ động lẫn đầu tư chủ động vào thị trường Việt Nam cho đến năm 2030. Dòng vốn mới này kỳ vọng sẽ cải thiện về quy mô thanh khoản của TTCK Việt Nam, tương tự như câu chuyện nâng hạng từ các thị trường chứng khoán khác”, bà Hiền cho hay.

Thống kê trong giai đoạn 2010 đến 2020, hầu hết TTCK các nước đều tăng điểm mạnh mẽ trong vòng một năm kể từ khi được MSCI công bố nâng hạng từ nhóm thị trường cận biên sang nhóm thị trường mới nổi. Chẳng hạn như tháng 3/2013, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar đều tăng lần lượt là 39 và 51% trong vòng một năm kể từ khi nâng hạng. Thị trường chứng khoán Pakistan được MSCI công bố nâng hạng từ tháng 6/2016 và sau đó tăng 39%. Chỉ số của thị trường Ả Rập Thống nhất đã tăng 14% trong vòng một năm kể từ khi nâng hạng vào tháng 6/2018. Chỉ duy nhất có thị trường Kuwait giảm 7,6% sau khi được nâng hạng tháng 12/2019 do đúng vào giai đoạn khó khăn nhất của thế giới khi covid xuất hiện.

Nhìn từ câu chuyện nâng hạng của thị trường Kuwait bà Hiền cho rằng, cho dù thời điểm nâng hạng có bị những yếu tố bất ngờ chi phối trong ngắn hạn thì nhìn về phía dài hạn, các yếu tố tích cực vẫn còn nguyên vẹn và trong 3 năm sau khi được công bố nâng hạng sang thị trường mới nổi, điểm số của TTCK Kuwait tăng 39%. Định giá của thị trường cũng thay đổi khi chỉ tiêu thông thường hay sử dụng là chỉ tiêu giá thị trường trên lợi nhuận (P/E) trước khi được công bố nâng hạng, (giai đoạn năm 2015 đến 2019), P/E của thị trường này chỉ ở mức 12,5 lần nhưng sau khi được công bố nâng hạng, trung bình P/E ở giai đoạn 2020 đến nay định giá taw lên 26%.

Về phía DN, khi được gia nhập vào sân chơi các thị trường mới sẽ có nhiều lợi ích như: Thứ nhất, gia tăng số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, tăng tính chuyên nghiệp và bền vững trong hoạt động đầu tư. Thứ hai, gia tăng cơ hội thành công trong các hoạt động tăng vốn IPO hoặc tìm kiếm đối tác chiến lược. Thứ ba, nâng cao được hình ảnh và uy tín của chính DN trên sân chơi quốc tế và gia tăng cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, tìm kiếm cái đối tác mới và cái điều này hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của DN. Thứ tư, DN sẽ có cơ hội thực hành các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong các hoạt động của DN, đặc biệt là trong hoạt động là quản trị. Cuối cùng là tất cả những yếu tố trên sẽ góp phần cải thiện cái định giá của cổ phiếu theo góc nhìn của các nhà đầu tư chuyên nghiệp quốc tế.

DN cần phải chuẩn bị những gì?

Tuy nhiên, khi bước ra sân chơi lớn hơn chúng ta sẽ gặp thách thức càng lớn. Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay của TTCK nói chung và các DN niêm yết nói riêng là do xuất phát từ quy mô vốn hóa khá nhỏ. Đó khi thị trường nâng hạng, số lượng cổ phiếu đáp ứng đủ các tiêu chí của nhóm MSCI không nhiều. Minh chứng cho thấy hiện tại trong rổ phân loại thị trường cận biên của MSCI, mặc dù tỷ trọng của Việt Nam lớn nhất, chiếm đến 26%, tuy nhiên trong top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số này, Việt Nam chỉ đóng góp được 2 cổ phiếu.

Khó khăn, thách thức thứ hai đến từ việc khi chúng ta càng mở rộng đối với thế giới, độ mở của thị trường càng lớn thì biến động của các yếu tố bên ngoài sẽ gia tăng, tác động lên TTCK nói chung và các cổ phiếu niêm yết nói riêng. Thứ ba, khi gia nhập vào các thị trường mới nổi, sự cạnh tranh với các cơ hội đầu tư tại các thị trường khác tăng lên.

Trong bối cảnh đó, các DN niêm yết cần phải chuẩn bị những gì. Các chuyên gia cho rằng, thứ nhất là về các dịch vụ quan hệ cổ đông và nhà đầu tư (IR) cần phải được chuyên nghiệp hóa, đảm bảo tính nhất quán về tần suất và hàm lượng của các thông tin được cung cấp, tránh tình trạng hoạt động IR chỉ diễn ra sôi nổi khi DN có nhiều thông tin tốt; và ngược lại rơi vào im ắng khi tình hình trở nên không tốt. Đồng thời, DN cũng cần đa dạng hóa các kênh tiếp cận thông tin với nhà đầu tư vì hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài hay cá nhân không chỉ tiếp cận qua các kênh truyền thống như website hay công bố thông tin bằng văn bản mà họ cần tìm kiếm thông tin thông qua các kênh như Youtube hoặc Facebook...

Thứ hai, các DN cần tăng cường công bố thông tin bằng tiếng Anh và chuẩn hóa theo các thông lệ của quốc tế. Vấn đề này đã được đề cập rất nhiều khi các tổ chức xếp hạng quốc tế đều đánh giá khả năng tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam còn hạn chế. Mặc dù đã có quy định về việc bắt buộc công bố thông tin định kỳ song ngữ từ năm 2025, tuy nhiên ngoài các hoạt động công bố thông tin định kỳ bằng tiếng Anh, các thông tin khác về hoạt động thường xuyên của DN ít khi được công bố bằng tiếng Anh.

Thứ ba, cần nâng cao quản trị DN. Ngoài việc triển khai áp dụng báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế (ISRF) thì DN cũng cần chú ý đến tiêu chuẩn vận hành của Hội đồng quản trị, bao gồm các nghị quyết, chính sách, quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị theo thông lệ quốc tế. Việc hành động để các DN hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững là một xu hướng tất yếu đang diễn ra trên toàn cầu. Tăng trưởng xanh không chỉ còn là trách nhiệm mà còn là yếu tố để DN có thể duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và phát triển trong bối cảnh mới. Đây là không phải câu chuyện riêng của các công ty đại chúng hay công ty niêm yết mà còn là câu chuyện chung của tất cả các DN Việt Nam.

“Theo các khảo sát và thống kê, các DN có mục tiêu phát triển bền vững, rõ ràng, thực hành nguyên tắc quản trị công ty tốt hơn sẽ có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp hạn chế được các tác động tiêu cực từ các biến động vĩ mô bên ngoài và tiếp tục duy trì định giá cổ phiếu tốt hơn trong nhóm tốt hơn so với nhóm các DN còn lại”, bà Hiền cho hay.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp khi mà sự lo lắng của các nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, theo đó Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tích lũy 104%.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data