Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam bị giảm doanh thu ít hơn so với các nước khác
![]() | 65,5% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kinh doanh có lợi nhuận |
![]() |
Đây là khảo sát do JETRO phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Hồ Chí Minh (JCCH) và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng (JCCID) thực hiện, với 1.974 công ty Nhật bản thành viên.
Kết quả khảo sát cho biết có 65% công ty Nhật Bản tại Việt Nam trả lời bị giảm doanh thu vì bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Nói về ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh, có 89% số công ty trả lời ảnh hưởng từ việc “ hạn chế bay, nhập cảnh”, có khoảng 90% công ty trả lời ‘’Chịu ảnh hưởng’’.
65% số công ty cho biết bị ảnh hưởng vì “hạn chế di chuyển nội địa’’, 57% bị ảnh hưởng vì "thị trường nội địa đình trệ’’ là 57%. 56% số doanh nghiệp cho biết bị ảnh hưởng vì thị trường nước ngoài (xuất khẩu sụt giảm). Một số doanh nghiệp cho biết bị ảnh hưởng do thời gian thực hiện giãn cách xã hội dừng các hoạt động kinh doanh, và dòng tiền của công ty bị ảnh hưởng xấu. Nhưng cũng có trên 60% các công ty trả lời ‘’không chịu ảnh hưởng’’.
Khảo sát này cũng cho thấy, ở Việt Nam những công ty bị giảm doanh thu hay ngừng sản xuất ít hơn so với các nước khác.
Cho biết rõ hơn về doanh thu của 6 tháng đầu năm và cả năm, có 65% công ty cho biết doanh thu giảm, nhưng vẫn có 15% cho biết doanh thu tăng.
Trả lời câu hỏi về ảnh hưởng từ COVID-19 đến tình hình kinh tế, có tới 96% công ty trả lời ‘’có ảnh hưởng’’, và chỉ 3% công ty trả lời ‘’không ảnh hưởng’’. Nói về các biện pháp duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, có 22% các doanh nghiệp cho biết đã giảm tiền lương, tiền thưởng, 20% doanh nghiệp cho biết đã áp dụng các biện pháp đánh giá lại sản phẩm và dịch vụ. 18% các doanh nghiệp cho biết, đã chọn cách thay đổi hay bổ sung nhà cung ứng và xem xét lại các đầu mối bán hàng.
Về việc thực hiện nhằm đối phó và phản ứng với ảnh hưởng của dịch Covid, câu trả lời nhiều nhất là ‘’Đàm phán trực tuyến’’ (22%). Tiếp đến, là ‘’Kiểm soát thời gian hoạt động kinh doanh’’ (14%), ‘’Dừng hoặc trì hoãn mở rộng/ đầu tư mới’’ (12%) và có một số công ty đang bị ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh.
Trả lời câu hỏi dự báo về thời kỳ phục hồi sau COVID-19, hầu hết những doanh nghiệp được hỏi đã trả lời thời gian phục hồi sẽ vào "Quý I năm 2021 (tháng 1 - tháng 3) (21%)" và hơn 40% các doanh nghiệp dự đoán rằng sẽ mất hơn một năm để phục hồi kể từ khi đại dịch xảy ra. Những công ty dự đoán sẽ phục hồi trước thời điểm cuối năm 2020, bao gồm cả "không bị ảnh hưởng” (13%) và "đã phục hồi” (3%) chiếm 40%.
Trả lời câu hỏi về nguyện vọng và đề nghị với Chính phủ Việt Nam, có 90% các doanh nghiệp bày tỏ nguyện vọng, sớm nới lỏng các hạn chế nhập cảnh’’ (90%). Đề xuất tiếp theo là nhanh chóng khôi phục các chuyến bay giữa Việt Nam và Nhật Bản’’ (80%) và rất nhiều doanh nghiệp mong muốn sớm nới lỏng việc đi lại giữa hai nước.
Các doanh nghiệp trả lời khảo sát cũng bày tỏ thêm các nguyện vọng như: Cải thiện và mở rộng hệ thống y tế, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, hỗ trợ tài chính, hệ thống trợ cấp lương trong thời gian nghỉ, hỗ trợ thu nhập cho người nước ngoài (giảm thuế thu nhập,...), sớm gửi thực tập sinh sang Nhật Bản.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
