Doanh nghiệp nhập nhèm, dân thiệt
![]() | Đất du lịch không được biến tướng thành khu nhà ở, HoREA kiến nghị |
![]() | TPHCM: Ra mắt ứng dụng tra cứu nhà ở thương mại |
![]() | Thúc đẩy “nhà ở an toàn” với chi phí hợp lý |
Trước ý kiến này, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM cho biết, hiện thành phố đã cấp được 62.000 Giấy chứng nhận sở hữu nhà cho 194 dự án. Tuy nhiên, còn nhiều chung cư chưa thể làm được. Thực tế cho thấy có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chủ đầu tư đem thế chấp sổ hồng vào ngân hàng để vay vốn xây dự án, khi hoàn thành chủ đầu tư không nộp tiền vào để lấy sổ ra; vì vậy, cơ quan quản lý không cấp được sổ cho cư dân. Bên cạnh đó, việc chủ đầu tư xây dựng sai so với giấy phép, hoặc chưa hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tiện ích xung quanh nên chưa được nghiệm thu và người dân cũng không được cấp sổ.
Để giải quyết vấn đề này, ông Thắng cho biết, đối với việc thế chấp ngân hàng, các cơ quan quản lý sẽ phối hợp với ngân hàng để có thể cấp sổ cho khách hàng. “Ví dụ từ tầng 1 đến tầng 5 là trung tâm thương mại thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì ngân hàng giữ sổ hồng; còn phần từ tầng 5 trở lên phải trả lại cho cư dân. Trong nội dung hợp đồng thế chấp có quy định về tiến độ giải ngân, thanh toán khoản vay theo tiến độ xây dựng dự án. Do vậy ngân hàng có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện hợp đồng của các chủ đầu tư dự án”, ông Thắng thông tin giải thích thêm cho các đại biểu HĐND.
![]() |
Ảnh minh họa |
Hiện nay, Sở TN-MT đã kiến nghị Bộ TN-MT, Bộ Tư pháp cho phép cùng với ngân hàng thực hiện điều này. Bên cạnh đó, Sở TN-MT TP.HCM đã công khai danh sách dự án đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngân hàng, yêu cầu chủ đầu tư phải ghi rõ trong thỏa thuận mua bán với người dân. Sở cũng phối hợp với Sở Xây dựng TP.HCM cảnh báo người dân cần quan tâm đến vấn đề cấp sổ hồng và các trách nhiệm của chủ đầu tư cần được ghi đầy đủ trong hợp đồng trong mua bán dân sự. “Nhiều chủ đầu tư phản ứng vì thông tin này bị công khai, song đây là việc cần thiết phải làm để bảo vệ người dân”, ông Thắng khẳng định.
Theo các chuyên gia, nếu người dân nắm rõ thông tin về chủ đầu tư trước khi đặt bút ký hợp đồng thì có thể yêu cầu và ràng buộc để chủ đầu tư không cố tình kéo dài thời gian giao sổ hồng cho mình.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
