Doanh nghiệp ngành sợi chủ động vượt khó
Mặt hàng xơ, sợi vẫn có tốc độ tăng trưởng vượt trội trong toàn ngành dệt may. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi năm 2021 đạt hơn 5,5 tỷ USD, tăng 47,7% so với năm 2020 và 32% so với năm 2019. Trong những tháng đầu năm 2022, lượng xơ, sợi dệt các loại Việt Nam xuất khẩu đạt 144,2 nghìn tấn, trị giá 473,7 triệu USD, tương đương giảm 12,3% về lượng nhưng tăng 20,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Sau thời gian giãn cách, nhiều doanh nghiệp khi mở cửa trở lại thì áp lực giao hàng rất lớn. Với những đơn hàng đã ký đến hết quý I/2022, các doanh nghiệp ngành sợi đã chủ động phục hồi sản xuất và đặt ra những mục tiêu tăng trưởng khả quan.
![]() |
Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thị trường |
Ông Đặng Triệu Hòa, Tổng Giám đốc Công ty sợi Thế kỷ chia sẻ, hiện tại do nhiều khách hàng nội địa của công ty đang mở cửa dần lại sau đợt giãn cách nên nhu cầu đơn hàng đang tăng lên và công ty vẫn đang nỗ lực đáp ứng các đơn. Thêm vào đó, từ giữa năm 2021, Bộ Thương mại Mỹ đã tiến hành áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với Sợi polyester filament nhập khẩu, mức thuế dành riêng cho Sợi Thế kỷ (2.67%) thấp hơn rất nhiều so với các công ty khác từ một số nước. Theo đó, công ty đang từng bước nắm bắt cơ hội này để phát triển thêm nhiều khách hàng tại thị trường Mỹ. Trong ngắn hạn, Sợi Thế kỷ sẽ duy trì chiến lược sản phẩm sợi tái chế và phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng. Trong trung và dài hạn, công ty sẽ mở rộng công suất các dự án và lên chiến lược gắn kết các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đánh giá về triển vọng thị trường sợi trong năm 2022, ông Hồ Lê Hùng, Tổng giám đốc Hanosimex cho biết, thị trường sợi thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình trong nước và quốc tế. Để giảm thiểu rủi ro, Hanosimex vẫn đang thực hiện bám sát thị trường, chốt đơn hàng nguyên liệu tới đâu thì có kế hoạch sản xuất và bán hàng tới đó. Đồng thời, lựa chọn các đối tác tin cậy để giao dịch, bởi khi thị trường xấu đi thì đối tác vẫn cam kết thực hiện hợp đồng đã ký trước đó.
Năm 2022, Hanosimex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất ước đạt 1.784 tỷ đồng; Lợi nhuận hợp nhất ước đạt hơn 70 tỷ đồng. Trong đó lợi nhuận ngành sợi được giao chỉ tiêu 30 tỷ đồng, ngành may 26,2 tỷ đồng và dệt vải – dệt khăn là 7 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, cần tiếp tục phải bám sát thị trường, giữ vững chất lượng sợi theo phân khúc đã định vị; mở rộng thị trường sợi sang một số khu vực mới…
Theo đại diện Vinatex, trong nửa đầu tháng 3/2022, giá bông có xu hướng chững lại. Một phần là do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các mặt hàng đang có tỷ suất lợi nhuận cao như lương thực, dầu mỏ. Mặt khác, còn do nhu cầu sợi giảm bởi các nhà mua hàng vẫn đang nghe ngóng xu hướng giá sợi nên chưa chốt đơn hàng. Tuy vậy, giá bông dự kiến sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, nhưng khả năng vẫn duy trì quanh mốc khoảng 3 USD/kg. Giá xơ cũng tăng rất cao kể từ quý IV/2021 cho đến nay, giá xơ bình quân trên 1,3 USD/kg. Đặc biệt, hiện nay, do nguồn cung dầu khan hiếm và giá dầu tăng cao, giá xơ được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trước tình hình đó dự báo thị trường tiêu thụ sợi đang tiềm ẩn nhiều rủi ro các DN ngành sợi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex nhận định, trong những tháng đầu năm 2022, các DN ngành sợi vẫn có sự tăng trưởng tốt. Hầu hết các đơn vị sản xuất sợi trong hệ thống tập đoàn đều đã ký kết đơn hàng đến hết quý I/2022 và hiện đang tích cực chào bán cho các tháng tiếp theo. Tuy nhiên, khi giá bông biến động thất thường cộng với giá xơ polyester tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch, thị trường tiêu thụ sợi ghi nhận khá trầm lắng, nhu cầu sợi cho cả xuất khẩu và nội địa đều chậm lại, tâm lý khách hàng chờ đợi, thăm dò giá sợi chứ chưa sẵn sàng xác nhận đơn hàng mới, cũng như chưa chấp nhận mức giá mới. Với tình hình như hiện nay, dự báo 6 tháng cuối năm 2022 ngành sợi sẽ có nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về giá. Theo đó các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thị trường để điều chính kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng giai đoạn, ông Trường nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
