agribank-vietnam-airlines

Doanh nghiệp là một lực lượng thực hiện mục tiêu kép, không phải đối tượng bị kiểm soát

Linh Lan
Linh Lan  - 
Hãy coi doanh nghiệp cũng là một lực lượng thực hiện mục tiêu kép, là lực lượng chống dịch và duy trì sản xuất, đừng coi họ là đối tượng kiểm soát, quan điểm này đã được nhiều đại biểu nêu lên tại buổi tọa đàm về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều ngày 4/8/2021
aa

Đây là tọa đàm trực tuyến nhằm tìm ra các giải pháp để doanh nghiệp duy trì sản xuất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu chống dịch một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn Covid-19 bùng phát hiện nay.

doanh nghiep la mot luc luong thuc hien muc tieu kep khong phai doi tuong bi kiem soat
Ảnh minh họa

Tại tọa đàm này, phía doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp nêu lên 4 vấn đề cần tháo gỡ để duy trì sản xuất kinh doanh: sớm tiêm vắc-xin cho người lao động; mô hình “3 tại chỗ” không thể kéo dài; quy định về hàng thiết yếu chỉ áp dụng để kiểm soát lưu thông ở khâu phân phối tới tay người tiêu dùng còn hàng hóa là đầu vào cho sản xuất không phân biệt đâu là hàng thiết yếu; và cần phải có kịch bản sống chung với dịch với sự chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc về các biện pháp phòng dịch và duy trì sản xuất.

Theo cộng đồng doanh nghiệp, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 có hiệu quả trong phòng, chống dịch nhưng cũng đã tạo ra áp lực rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp và đang làm tê liệt hoạt động sản xuất của 19 tỉnh phía Nam, làm ách tắc lưu thông hàng nguyên liệu sản xuất nhập khẩu lẫn hàng xuất khẩu đi.

Nếu không có sự hướng dẫn để thực hiện thống nhất, sản xuất sẽ đứt gãy, chuỗi cung đứt gãy, Việt Nam sẽ mất thị phần trên thị trường toàn cầu.

Phát biểu tại tọa đàm này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may (VITAS), cho biết: “Có trường hợp doanh nghiệp của chúng tôi chuyển hàng từ nơi sản xuất A sang nơi vắt sổ cách đó không xa, chuyển hàng đi sang sở thêu đều không được vì đơn vị kiểm soát cho rằng đây không phải là hàng thiết yếu. Không vắt, không thêu là chuỗi sản xuất tiếp theo không có hàng làm, sản phẩm cũng không thể hoàn thành”, ông Giang chia sẻ.

Ngành dệt may đang đối diện với tình trạng sản xuất đứt gãy, hàng không giao đúng hạn. Nhiều đối tác nước ngoài chính vì lo không nhận được hàng đúng hạn nên đã rút đơn hàng từ Việt Nam đưa qua nước khác.

Nhưng không chỉ dệt may, Cũng do việc phân biệt hàng thiết yếu hay không, ngành chế biến thực phẩm và nhiều ngành nghề khác cũng đang bị gián đoạn sản xuất do thiếu nguyên liệu chỉ vì, nguyên liệu không được coi là hàng thiết yếu.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM, kể câu chuyện có nơi đi làm từ thiện đặt 500 thùng mỳ tôm để giúp người nghèo, người khó khăn vì dịch bệnh nhưng doanh nghiệp không sản xuất được để đáp ứng. Lý do là trong gói mỳ tôm có các thành phần gồm mỳ, hành, tiêu, tỏi, ớt, bột ngọt, bột mỳ… trong khi những thành phần này được các chốt kiểm soát coi là hàng không thiết yếu, nên nguyên liệu không tới nhà máy được.

“Chúng tôi đã hỏi ý kiến các cơ quan chức năng của thành phố, cho phép chúng tôi sản xuất mà không có gia vị, hành... được không, các cơ quan chức năng họp bàn rồi không ai dám quyết cho chúng tôi đưa hàng ra khi bao bì in ghi rõ các thành phần còn thực tế thì thiếu hành”, bà Lý Kim Chi chia sẻ.

Cũng theo bà Chi, nhiều doanh nghiệp đang đứt sản xuất vì quy định người dân không ra đường từ 18h đến 6h sáng hôm sau của TP.HCM, thực hiện từ ngày 26/7/2021 áp dụng cho mọi đối tượng. Các ca sản xuất đêm, đặc biệt với ngành hàng thực phẩm thì nguyên liệu tươi sống như gà lợn thường được giết mổ và vận chuyển trong đêm, vì thế mà bị ảnh hưởng, nhất là sản xuất của doanh nghiệp thực phẩm đảo lộn.

Góp thêm một thực tế cho thấy doanh nghiệp đã khó lại phải xoay mọi cách, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, cho biết các nông sản từ Đà Lạt vào TP.HCM phải đi vòng qua Nha Trang. Như thế vừa tăng thêm chi phí, mất thời gian, gây chậm trễ cung ứng và ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá.

Ngành chế biến thực phẩm đang đối diện nguy cơ không cung cấp đủ hàng cho thị trường trong vài tuần tới.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) cho rằng, cần thống nhất cách hiểu, phân biệt hàng thiết yếu, chỉ áp dụng quy định hàng thiết yếu ở khâu lưu thông cuối cùng tới người tiêu dùng, như thế mới giải tỏa được cho khâu sản xuất, mới bảo đảm nguyên liệu để không đứt gãy chuỗi sản xuất, hàng xuất khẩu cũng không bị ách tắc gây rủi ro đứt chuỗi cung toàn cầu.

Bên cạnh nỗi lo đứt gãy là vấn đề “3 tại chỗ”. “Sau 20 ngày thực hiện giải pháp “3 tại chỗ”, tâm lý của cán bộ công nhân viên đã nản. “3 tại chỗ” không phải là giải pháp tốt”, bà Chi nói.

Các ngành sản xuất điện tử, da giày, chế biến gỗ, thủy sản, vận tải… gần đây đều đã có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ nêu lên thực trạng chống dịch quá cứng nhắc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ.

Tại buổi tọa đàm của VCCI, một lần nữa các vấn đề này được nhắc lại. Cộng đồng doanh nghiệp đề nghị sớm tiêm vắc-xin cho người lao động trong các nhà máy, và thực hiện đúng tinh thần như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, đó là không máy móc với "3 tại chỗ".

Hãy coi doanh nghiệp cũng là một lực lượng thực hiện mục tiêu kép, là lực lượng chống dịch và duy trì sản xuất, đừng coi họ là đối tượng kiểm soát như hiện nay. Hãy để cho doanh nghiệp chọn phương án sản xuất với điều kiện phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch bệnh. Không ai hiểu doanh nghiệp bằng doanh nghiệp nên ban chỉ đạo chống dịch cần có thêm đại diện doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng một khi đã gãy, đã mất rất khó khôi phục lại.

Doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị Chính phủ có kịch bản chống dịch thống nhất, thực hiện thống nhất trong cả nước và cần một chiến lược sống chung với dịch lâu dài, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, không để mất thị phần toàn cầu.

Phát biểu tại toạ đàm, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết Chính phủ đang tích cực bàn các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này, VCCI sẽ tập hợp ý kiến đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp và báo cáo tới Chính phủ.

Linh Lan

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data