Doanh nghiệp gặp khó khi phân loại chất thải rắn
Nhiều ưu đãi cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn Tạo điều kiện cho tư nhân tham gia xử lý chất thải rắn Xử lý chất thải rắn xây dựng: Nỗ lực đầu tư công nghệ cao |
![]() |
Thiếu cơ chế thu hút đầu tư, cơ chế giá để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia vào công tác thu gom, xử lý chất thải. |
Công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt gặp nhiều thách thức
Hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển rác thải, đại diện Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hải Dương cho biết một số khó khăn, bất cập khi áp dụng quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.
Trong số các loại chất thải rắn sinh hoạt được phân loại, chỉ có các quy trình thu gom, vận chuyển “chất thải rắn sinh hoạt khác còn lại” đề cập đến việc thu gom đến trạm trung chuyển và vận chuyển từ trạm trung chuyển đến nơi xử lý; các loại còn lại: chất thải thực phẩm, chất thải cồng kềnh không mô tả việc thu gom, vận chuyển đến trạm trung chuyển.
"Như vậy có thể hiểu chỉ có chất thải rắn sinh hoạt khác còn lại được đưa đến trạm trung chuyển, dẫn tới các đơn vị sử dụng trạm trung chuyển khó áp dụng đối với chất thải thực phẩm", đại diện Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hải Dương cho hay.
Theo đại diện doanh nghiệp này, hiện chưa định mức đầy đủ cho các loại phương tiện sẽ gây khó khăn cho các đơn vị khi áp dụng mà có các loại phương tiện tải trọng khác với định mức vận chuyển chất thải tái chế, tái sử dụng. Vận chuyển chất thải thực phẩm không định mức cho xe trên 5 tấn. Vận chuyển chất thải khác còn lại từ điểm tập kết không có định mức cho xe cuốn ép trên 10 tấn, vận chuyển chất thải khác còn lại từ trạm trung chuyển đến cơ sở xử lý không có định mức cho xe dưới 10 tấn.
Ông Hồ Trung Kiên - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hệ thống pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt về cơ bản đã hoàn thiện, hiện chỉ còn 01 văn bản về định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn tất các thủ tục để ban hành vào cuối tháng 6 và tháng 9/2024, làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố xây dựng định mức kỹ thuật, giá dịch vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Qua công tác kiểm tra, ông Hồ Trung Kiên cho biết, việc thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương hiện nay còn gặp nhiều thách thức, khó có thể thực hiện sau ngày 31/12/2024. Nguyên nhân dẫn tới là do hạ tầng thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại còn thiếu và không đồng bộ.
Nhiều địa phương chưa tìm kiếm đầu ra cho từng loại chất thải, chưa tìm kiếm công nghệ tái chế và xử lý mỗi loại chất thải sau khi phân loại. Đây là công việc quan trọng nhất trước khi thực hiện công tác phân loại chất thải.
Bên cạnh đó, thiếu cơ chế thu hút đầu tư, cơ chế giá để thúc đẩy cơ sở, doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh hầu hết các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thuộc quản lý nhà nước, chưa đảm bảo năng lực và trang thiết bị cho quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.
Ông Hồ Trung Kiên cho rằng, nhận thức và sự vào cuộc của chính quyền địa phương còn chậm, chưa quyết liệt. Cụ thể là nhiều địa phương vẫn tư duy chất thải phải mang đi xử lý, chưa tìm kiếm hoặc xây dựng các cơ sở tái chế trong và ngoài tỉnh để biến chất thải sau phân loại thành tài nguyên và nguyên liệu sản xuất, chưa đưa các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật về thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Cần có định hướng cụ thể về công nghệ xử lý chất thải
Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có khoảng 1,7 nghìn cơ sở xử lý chất thải rắn, gồm 470 lò đốt và hơn 1,2 nghìn bãi chôn lấp, tăng 120 bãi so với năm 2019. Khoảng 64% tổng lượng chất thải được xử lý bằng chôn lấp và 20% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt. Thế nhưng, tỉ lệ thu hồi năng lượng chỉ đạt khoảng 9,3%.
Theo Giáo sư Đặng Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cần xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nước ta để làm căn cứ cho việc đánh giá lựa chọn công nghệ. Các tiêu chí đánh giá này nên tập trung vào kỹ thuật sao cho phù hợp với kinh tế và môi trường bản địa. Đặc biệt, đưa ra tiêu chí khuyến khích các công nghệ hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn.
Ông Hideki Wada - Chuyên gia đến từ Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm của đất nước Mặt trời mọc trong việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho biết, hiện nay Nhật Bản có hơn 1.000 cơ sở áp dụng công nghệ đốt, trong đó có công nghệ đốt thu hồi năng lượng. Để đạt được điều đó, chính quyền Nhật Bản đã triển khai Chương trình hỗ trợ tài chính phát triển các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Ông Hồ Trung Kiên cho rằng, để các địa phương thực thi công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế từ chất thải sau phân loại thì cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ và có phối hợp chặt chẽ của 3 bên: đó là chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có định hướng cụ thể về công nghệ xử lý chất thải, triển khai nhân rộng các mô hình xử lý có công nghệ tiên tiến, hiệu quả để các địa phương nghiên cứu, thống nhất áp dụng, tránh đầu tư lãng phí, đầu tư nhiều kinh phí nhưng hiệu quả xử lý thấp.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
