Doanh nghiệp dược vừa bước, vừa run?
![]() | TP.HCM: Bình ổn các mặt hàng dược phẩm thiết yếu |
![]() | Dược phẩm nội lách ngõ hẹp |
Phụ thuộc nhập khẩu
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, ngành công nghiệp dược liệu trong nước vẫn còn rất nhỏ bé, nghèo nàn về chủng loại sản phẩm, dẫn tới trên 90% sản phẩm phải nhập khẩu, tập trung chủ yếu trong khâu bào chế, gia công thuốc trên cơ sở nguyên liệu nhập. Thuốc trong nước chủ yếu là các thuốc gốc (generic) có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh kém.
![]() |
DN dược cần có chính sách ưu đãi cụ thể |
Trong số 170 cơ sở sản xuất dược phẩm, chỉ có 7 cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược với 2/7 cơ sở đạt GMP - tiêu chuẩn thực phẩm sản xuất tốt. Nguyên liệu để sản xuất hóa dược mới chỉ có một số khoáng sản vô cơ như các quặng khoáng, axit, kiềm, muối vô cơ, dược liệu… được khai thác ở quy mô manh mún, các hóa chất cơ bản trung gian nói chung đều phải nhập khẩu.
Thực tế cho thấy, Việt Nam là đất nước nông nghiệp phát triển với nhiều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, tạo điều kiện cho nguồn nguyên liệu dược liệu phát triển, dược liệu từ thiên nhiên rất đa dạng bao gồm động vật, thực vật, khoáng sản. Nhưng hiện tại, chúng ta đang phải nhập nhiều nguyên liệu dược liệu.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ, nhiều loại thuốc Việt Nam có thể sản xuất được nhưng trên thực tế, các DN vẫn nhập khẩu đến 80% các sản phẩm này.
Cùng với đó, các sản phẩm thuốc đặc trị để điều trị tiểu đường và kháng sinh còn rất hạn chế, đặc biệt, thuốc chống ung thư chúng ta đang phải nhập khẩu hoàn toàn với giá rất đắt, trong khi Việt Nam có nhiều loại cây chứa các hoạt chất hoặc các tiền chất chống ung thư như cây thông đỏ, cây dừa cạn…
Ưu đãi… chung chung
Tuy nhiên dưới góc độ DN, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược – Trang Thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) chia sẻ, để sản xuất thuốc đặc trị, đòi hỏi DN phải đầu tư rất lớn, từ đổi mới công nghệ; ứng dụng công nghệ kỹ thuật; đầu tư về nguồn lực...
Bà Hương cho biết, hiện nay nguồn lực để đầu tư vào lĩnh vực này trong xã hội không thiếu, các DN nước ngoài cũng rất quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở chỗ, các DN đầu tư vào đây cứ cảm thấy “vừa bước vừa run”.
Theo đó, bà Hương nêu ra một loạt vấn đề. Cụ thể, quy hoạch ngành dược chưa rõ ràng để DN yên tâm. Cùng với đó, DN rất cần có chính sách ưu đãi cụ thể. Hiện nay DN được ưu tiên, khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, tuy nhiên, các quy định vẫn còn chung chung.
Có những mức ưu đãi chỉ áp dụng cho các DN đầu tư mới hoàn toàn, còn đối với DN đầu tư mở rộng lại không nằm trong diện được ưu đãi đầu tư, bà Hương cho biết thêm.
Ngoài ra, các DN còn cho biết, Việt Nam là nước đi sau về công nghệ so với các nước trên thế giới với khoảng cách khá xa. Để kết nối với các DN nước ngoài, tiếp cận công nghệ tiên tiến, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
