Doanh nghiệp dầu khí hưởng lợi từ giá
Với việc đầu tư và đã đưa 6 tàu đầu tư mới đi vào hoạt động khai thác quốc tế, dù còn 2 tháng nữa mới cán đích kế hoạch, song doanh thu hợp nhất Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans - Mã: PVT) 10 tháng đầu năm 2021 đã đạt 6.100 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 800 tỷ đồng, lần lượt vượt 2% kế hoạch doanh thu và vượt 60% mục tiêu lợi nhuận năm. Riêng trong tháng 10, PVTrans báo 812 tỷ đồng doanh thu và 33,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Giá dầu Brent bình quân quý III đạt 73,51 USD/thùng, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước, giúp Tổng công ty Dầu Việt Nam - PV Oil (Mã: OIL) cải thiện lợi nhuận đáng kể. Mặc dù doanh thu trong quý chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm trước đạt 12.616 tỷ đồng, song lợi nhuận gộp tăng 17%, lên mức 573 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, PV Oil ghi nhận 37.809 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế tới 615 tỷ đồng, trong khi 9 tháng đầu năm ngoái lỗ trên 305 tỷ đồng. Nếu so sánh với kế hoạch đặt ra hồi đầu năm, đơn vị thực hiện được 68% mục tiêu doanh thu và vượt 53% kế hoạch lợi nhuận năm.
![]() |
Ảnh minh họa |
CTCP Hóa Dầu Bình Sơn (Mã: BSR) cũng báo lãi ròng 476 tỷ đồng trong quý III/2021, gấp gần 2,8 lần cùng kỳ. Trong kỳ, BSR đã sản xuất 1.452 ngàn tấn sản phẩm, tiêu thụ 1.113 ngàn tấn sản phẩm. Doanh thu thuần ghi nhận 17.679 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, BSR đã chuyển lỗ thành có lãi ròng 4.021 tỷ đồng.
Mặc dù giá dầu hạ nhiệt mạnh trong 4 tuần gần đây và tiếp tục giảm trong phiên đầu tuần 22/11 do nguồn cung dầu thô toàn cầu dự báo tăng trong thời gian tới khi các nước giải phóng kho dự trữ, cùng với những lo ngại từ lệnh phong tỏa mới ở Áo và số ca mắc Covid-19 gia tăng ở châu Âu… tuy nhiên giá dầu vẫn đứng ở mức khá cao. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đến đầu giờ sáng 22/11, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 đứng ở mức 75,16 USD/thùng, giảm 0,78 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 78,07 USD/thùng, giảm 0,82 USD/thùng.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, thị trường hiện dường như ít lo ngại hơn về vấn đề khan hiếm nguồn cung, vì đa phần đều nhận định tình trạng này chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Thay vào đó, hai yếu tố có thể gây sức ép giảm giá - khả năng nguồn cung dầu mở rộng và số ca mắc Covid-19 tăng cao hơn. Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo dự kiến, nguồn cung dư thừa có thể xảy ra sớm nhất là vào tháng 12/2021 và thị trường sẽ vẫn dư cung trong năm tới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến trên thị trường dầu thế giới trong quý I/2022, cung cao hơn cầu 1,1 triệu thùng/ngày và tình trạng dư cung có thể tăng lên 2,2 triệu thùng/ngày trong quý II/2022. Tuy nhiên, IEA dự báo giá dầu Brent trung bình ở mức khoảng 71,5 USD/thùng trong năm 2021, đặc biệt nâng mức dự báo giá dầu lên 79,4 USD/thùng trong năm 2022 ngay cả khi cơ quan này cho biết nguồn cung cao hơn có thể giúp giảm giá dầu. Trong khi theo hãng thông tấn TASS (Nga), Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga dự đoán loại dầu này có thể chạm mức 120 USD/thùng trong nửa cuối năm 2022.
Đáng nói là nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa tăng trở lại sau giãn cách xã hội. Theo khảo sát từ PLX và OIL, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa đã có dấu hiệu hồi phục từ tháng 9/2021, ước tính tăng khoảng 10% so với tháng trước. PSI cho rằng, trong quý IV/2021, nhu cầu sẽ còn tiếp tục tăng thêm chủ yếu đến từ ngành vận tải hàng hóa.
“Nhờ lượng tồn kho lớn do tiêu thụ chậm trong quý III có giá vốn thấp hơn hiện tại, chúng tôi cho rằng BSR sẽ cải thiện được biên lợi nhuận gộp từ quý IV/2021. Chúng tôi nâng dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2021 của BSR lên lần lượt là 91.151 tỷ đồng và 5.608 tỷ đồng; Biên lợi nhuận gộp nâng lên mức 7,3% nhờ crack spreads hầu hết các sản phẩm đều tăng mạnh và lượng tồn kho dồi dào của doanh nghiệp được ghi nhận giá vốn thấp”, PSI nhìn nhận.
Với PV Oil, lượng tồn kho vào thời điểm cuối tháng 9 ước đạt 450 nghìn tấn thành phẩm xăng dầu là cơ sở để PSI đánh giá biên lợi nhuận của PV Oil quý IV/2021 sẽ được cải thiện tích cực nhờ giá bán lẻ các sản phẩm xăng dầu có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, giá bán lẻ xăng dầu trong tháng 10 đã tăng 10,8% so với tháng 9 và trung bình quý III/2021.
PVTrans tiếp tục bứt phá với việc nâng cao năng lực đội tàu mới và hiện đại. Ngay đầu tháng 11, PVTrans đã tiếp nhận tàu PVT Oriana có trọng tải 13.056 DWT và chuẩn bị cho việc khai thác quốc tế trong tháng 11 này. Tính đến thời điểm hiện tại, PVTrans là công ty vận tải biển đứng đầu thị trường nội địa với đội tàu gồm 36 chiếc và khoảng 80% đội tàu của công ty đang hoạt động tại khu vực Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương và đã tham gia vào các thị trường có tiêu chuẩn cao như châu Âu, Bắc Mỹ. CTCK VNDirect kỳ vọng nhu cầu vận tải sẽ phục hồi trong thời gian tới, đặc biệt là ở thị trường nội địa khi việc di chuyển tăng trở lại sau đại dịch, kéo theo sự gia tăng nhu cầu vận tải của các khách hàng chính của PVT như Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Do đó, VNDirect dự báo lợi nhuận ròng của PVT sẽ tăng trưởng 9,6% - 14,2% - 11,8% so với cùng kỳ trong năm 2021-2023.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
