agribank-vietnam-airlines

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ: Hướng tới các sản phẩm cao cấp

Nguyễn Minh
Nguyễn Minh  - 
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu phải xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, đưa giá trị sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu đạt tăng cao hơn, từ 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025 và 23-25 tỷ USD vào năm 2030.
aa

Gỗ và các sản phẩm gỗ đang là mặt hàng đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây. Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cùng những diễn biến khó lường của các cuộc cạnh tranh thương mại giữa các nền kinh tế nhưng cộng đồng doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản đã nỗ lực vượt bậc, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, duy trì ổn định sản xuất, khẳng định vị thế của ngành trên trường quốc tế.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 3/2021 đạt 1,43 tỷ USD. Tính chung quý I/2021, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả này phải kể đến sự nỗ lực của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã có những thay đổi nhanh chóng phù hợp với thực tiễn đặt ra.

doanh nghiep che bien xuat khau go huong toi cac san pham cao cap
Ngành gỗ cần áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa để giảm chi phí lao động

Theo đại diện Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn thách thức để đạt được giá trị xuất khẩu cao. Đó là ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu, rồi giá cước container tăng đã ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí.

Đơn cử tại thị trường Mỹ, dự kiến trong năm 2021 xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường này sẽ đạt trên 7,8 - 8 tỷ USD, ước cần khoảng 500 nghìn container, nhưng giá cước xuất khẩu sang thị trường này đang biến động mạnh. Trước tháng 9/2020 mức giá một container sang thị trường Mỹ ở mức 4.000 - 5.000 USD/container, trong quý I/2021, mức cước giao động từ 8.000 - 9.000 USD/container (cá biệt có thời điểm, doanh nghiệp phải trả giá cước ở mức 11.200 USD/container). Trong khi đó tại thị trường châu Âu, giá cước đường biển tăng từ 400-500 USD/container ở chiều nhập khẩu, mức cước trung bình thời điểm tháng 11/2020 ở mức 1.100 USD/container 40feet, thì tới tháng 3/2021 tăng lên 1.500 USD/container 40feet.

Ông Trịnh Xuân Dương, Chi hội phó chi hội Gỗ dán cho biết, khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra lần 2, chi phí container tăng cao, khiến sản phẩm của một số nhà máy không xuất khẩu được. Tuy nhiên, trong cái khó thì các doanh nghiệp vẫn nỗ lực tìm ra các giải pháp phù hợp để xử lý. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng tại hầu hết các thị trường, ngoại trừ Đài Loan (giảm 34,3%) và Anh (giảm 11%). Trong đó, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam và chiếm 85,5% tổng giá trị xuất khẩu của ngành hàng này, và đều có xu hướng tăng, nhất là tại thị trường Mỹ. Việc Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam được đánh giá là tín hiệu tích cực, bởi đây là thị trường rất rộng lớn và còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng tốt nhất cơ hội từ thị trường này cũng như vượt qua được những rủi ro là bài toán khó đang được đặt ra.

Có thể thấy, trong những năm gần đây, năng lực chế biến gỗ, lâm sản của Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, số lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân.

Đến thời điểm hiện nay, cả nước đã có gần 6.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó có khoảng 1.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 6,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật trong nước cùng với các FTA thế hệ mới được Việt Nam ký kết như CPTPP, EVFTA và Hiệp định RCEP. Các FTA thế hệ mới giúp doanh nghiệp gỗ Việt có thể tham gia các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều khu vực, nhiều quốc gia.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản, trong thời gian tới, ngành gỗ và các doanh nghiệp chế biến gỗ còn phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Trong đó phải kể đến những khó khăn lớn như ảnh hưởng của dịch Covid vẫn tác động mạnh trên toàn thế giới; chiến tranh thương mại giữa các cường quốc và chủ nghĩa bảo hộ mang đến những nguy cơ, tác động tiêu cực đối với xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng; nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ; tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao, tạo áp lực cạnh tranh trong nội bộ và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của toàn ngành... Do đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được những kế hoạch đề ra trong năm 2021.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu phải xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, đưa giá trị sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu đạt tăng cao hơn, từ 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025 và 23-25 tỷ USD vào năm 2030.

Ông cũng nhấn mạnh, cộng đồng các doanh nghiệp ngành gỗ cần tiếp tục đầu tư các nhà máy chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến với công suất phù hợp với từng vùng nguyên liệu rừng trồng; áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa để giảm chi phí lao động, tiết kiệm và tận dụng nguyên liệu đưa vào chế biến, đồng thời tạo ra độ đồng đều và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nên đầu tư vào các dự án sử dụng phế phụ phẩm từ chế biến gỗ, sản xuất keo dán gỗ và phụ kiện cho công nghiệp chế biến gỗ. Cùng với đó, cần phát triển triển công nghiệp chế tạo máy, thiết bị lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ cho ngành chế biến gỗ. Đối với nguồn nguyên liệu, ưu tiên thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm từ gỗ rừng trồng trong nước sản xuất bởi các doanh nghiệp nội địa là cách thức hiệu quả về kinh tế. Qua đó thúc đẩy hoạt động trồng rừng, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều nhóm dân cư sống phụ thuộc vào trồng rừng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chế biến gỗ, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến gỗ nội địa phát triển, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập của người lao động trong ngành.

Nguyễn Minh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data