DN nên tăng tính tự chủ về vốn
![]() | Thêm hơn 500 tỷ đồng kết nối NH - DN trên địa bàn Thừa Thiên Huế |
![]() | Thêm 976 tỷ đồng kết nối NH - DN trên địa bàn Tây Ninh |
![]() | Kết nối NH - DN: Cần sự nhập cuộc mạnh mẽ hơn |
Vay vốn từ khi khởi nghiệp, đến thời điểm này Công ty TNHH Hòa Phát vẫn là khách hàng trung thành của Agribank.
Chia sẻ với phóng viên Thời báo Ngân hàng, Giám đốc Vũ Mạnh Trường cho biết, có những thời điểm biến động tài chính, vốn huy động khó khăn, nhưng chưa lần nào NH rút hạn mức vay vốn của DN. Thậm chí trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, NH còn động viên cho vay thêm để DN mở rộng sản xuất kinh doanh.
Vậy thời điểm này, sự hỗ trợ của NH đối với DN thế nào thưa ông?
Hiện tại, NH vẫn cấp hạn mức cho DN vay 10 tỷ đồng với lãi suất 7,5 – 8%/năm. Tuy nhiên, thời điểm này DN cũng không vay nhiều vốn NH, chỉ dao động ở mức 25 – 30% vốn đầu tư. Lý do không phải do lãi suất cao mà bởi hoạt động kinh doanh của DN cũng đang gặp khó khăn nhất định. Vì thế, DN xác định nguồn vốn tự có là vốn chính để duy trì hoạt động sản xuất.
Với mức lãi suất như trên, theo ông đã đủ “mềm” chưa?
Lãi suất mềm hay không còn phải phụ thuộc vào dự án, chất lượng hoạt động kinh doanh của mỗi DN. Thực tế giai đoạn hiện nay nguồn vốn các NH khá dư dả, trong khi nhu cầu vay vốn DN không phải quá lớn. Do đó, NH không thể “cành cao” đưa lãi suất cao được mà phải chào lãi suất hấp dẫn để cạnh tranh khách hàng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tôi nghĩ rằng, thời điểm này các DN làm ăn đứng đắn, năng lực tài chính tốt… sẽ là đối tượng để NH săn đón với “giá” cho vay khá mềm. Còn những DN kêu ca về lãi suất hoặc không tiếp cận được vốn có thể do vấn đề về tài chính, nợ xấu. Các NH đều có hệ thống chấm điểm tín dụng của DN. Nếu DN đó vay vốn một vài lần không trả được thì chắc chắn NH từ chối cấp tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động cho NH.
Với mặt bằng lãi suất hiện nay thì tôi cho rằng, đối với các DN cũ có kinh nghiệm thương trường thì khá phù hợp. Tuy nhiên, đối với DN mới nhất là DN khởi nghiệp, nếu có điều kiện, NH có thể tiết giảm thêm lãi suất tạo động lực đầu tư phát triển, kích thích họ mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh…
Chính phủ có nhiều quyết sách hỗ trợ DN. Những thay đổi chính sách tác động tới DN chưa, thưa ông?
Những thay đổi chính sách của Chính phủ thời gian qua tôi nghĩ là đúng đắn. Như việc thắt chặt nguồn vốn vào dự án BOT, BT giao thông, giảm vay đối với dự án Chính phủ bảo lãnh… Làm trong lĩnh vực này tuy được hưởng lợi nhưng phải khẳng định là nhiều bất cập xảy ra đối với hoạt động đầu tư trên.
Thực tế, có những NĐT họ chẳng cần vốn vẫn có thể nhận thầu được thực hiện các công trình giao thông trên. Giả sử đối với một dự án, nhà thầu công bố dự toán 100 tỷ đồng, họ vay 70 tỷ đồng còn lại là vốn tự có. Nhưng thực chất công trình đó chỉ cần 70 tỷ đồng là hoàn thành được. Như vậy, họ chỉ mất công làm còn tiền đầu tư là từ NH.
Tôi cho rằng, để hạn chế những bất cập trên, Chính phủ nên yêu cầu nhà thầu phải đảm bảo đủ 40% vốn các dự án. Khi sử dụng hết số vốn này mới được dùng tới vốn NH. Nếu không các nhà thầu có cơ hội lách khi sử dụng xen kẽ vốn đối ứng, phản ánh không chính xác thực lực DN. Nếu làm chặt yêu cầu này, các nhà đầu tư không có thực lực tài chính sẽ phải tự rút khỏi sân chơi này để nhường cho những DN tốt hơn. Như vậy, cũng giảm áp lực vốn đầu tư lĩnh vực này cho NH nói riêng Nhà nước nói chung.
Tuy nhiên, để cảm nhận được tác động rõ rệt chính sách mới tôi nghĩ rằng phải cần có thời gian, giờ còn quá sớm để khẳng định điều gì. Từ việc cảnh báo đến khi dừng lại hẳn còn cả một quá trình và không biết liệu có thêm những ngoại lệ không.
Có thể Chính phủ quyết tâm thực hiện nhưng ở hệ thống phía dưới như các bộ, ngành, ủy ban các tỉnh, thành… có đồng loạt triển khai nghiêm túc không, thời gian chuyển đổi nhanh hay chậm. Nhưng dù sao, ở góc độ nào đó với Chính phủ mới với những con người mới tư duy mới, DN cũng rất kỳ vọng về những chuyển động chính sách này.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
