Đình chỉ kinh doanh thẩm định giá với hàng loạt doanh nghiệp
![]() |
Theo đó, các doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH Thẩm định giá và Thương mại Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel, Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá BMC Việt Nam, Công ty TNHH Global CPAs, Công ty TNHH Tư vấn và Định giá Ami, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Thăng Long, Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính và Thẩm định giá Vietvalue đều nhận được văn bản yêu cầu đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong vòng 2 tháng, tính từ đầu tháng 4/2023.
Trước đó, trong các tháng đầu năm nay, Bộ Tài chính đã lần lượt ban hành nhiều văn bản quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hàng loạt doanh nghiệp khác.
Cụ thể, từ tháng 1/2023, Bộ Tài chính đã lần lượt thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với các doanh nghiệp, bao gồm: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá AC, Công ty TNHH Định giá Tâm Sen, Công ty TNHH Thẩm định giá PRD và Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Phúc Thành.
Việc đình chỉ tạm thời hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này của Bộ Tài chính diễn ra trong bối cảnh dự án Luật Giá sửa đổi đang trong giai đoạn thảo luận, lấy ý kiến đóng góp tại Quốc hội.
Gần đây nhất, ngày 6/4, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Giá sửa đổi. Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã đề nghị cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ để kiểm soát công tác thẩm định giá, bảo đảm chất lượng thẩm định giá.
Theo phân tích dự thảo Luật Giá sửa đổi có thể thấy, hiện nay nhiều quy định mới liên quan đến thẩm định giá đã được bổ sung theo hướng quy định ngày càng chặt chẽ hơn. Cụ thể, dự án Luật Giá sửa đổi đã bổ sung quy định về chuẩn mực thẩm định giá; chỉnh lý quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức liên quan trong đào tạo, thi, cấp, quản lý, thu hồi chứng chỉ và thẻ thẩm định viên về giá, đăng ký hành nghề thẩm định giá, bảo đảm cơ sở pháp lý, tính bao quát.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng đã rà soát, chỉnh lý, quy định cụ thể nhiều nội dung về hoạt động thẩm định giá của Nhà nước. Cụ thể, đã bổ sung 2 điều, bao gồm quy định về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập hội đồng thẩm định giá và quy định về quyền, nghĩa vụ của thành viên hội đồng thẩm định giá; chỉnh lý làm rõ quy định về phạm vi thẩm định giá của Nhà nước; bổ sung quy định về nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá; bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của hội đồng thẩm định giá...
Riêng với việc chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc này, theo thông tin từ Bộ Tài chính, năm 2022, bộ đã tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành pháp luật về thẩm định giá của 15 doanh nghiệp. Qua kiểm tra cho thấy, một số doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thẩm định giá, như: không thông báo cho Bộ Tài chính khi thay đổi danh sách thẩm định viên; không thực hiện đúng quy trình; không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; đồng thời không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp hoặc phát hành chứng thư hoặc báo cáo thẩm định giá không có đủ các thông tin cơ bản theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
