agribank-vietnam-airlines

Điều hành tiền tệ 2018: Uyển chuyển hơn cho một điều không thay đổi

Theo Minh Đức
Theo Minh Đức  - 
Vấn đề lợi ích quốc gia được đặt ra quyết liệt và cứng rắn trong điều hành chính sách tiền tệ 2018...
aa
TIN LIÊN QUAN
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng từ đầu năm
Con số tăng trưởng tín dụng sẽ tùy vào thực tế của nền kinh tế
Tín dụng cuối năm: Tăng theo “lập trình”, hay tùy biến?
Sức ép tăng trưởng tín dụng giảm

Từ giữa năm 2018, trong một lần chia sẻ với VnEconomy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng từng tính trước, tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ chỉ quanh 14% mà thôi, kiên quyết không nới lỏng trước các đề xuất.

Điều hành tiền tệ 2018: Uyển chuyển hơn cho một điều không thay đổi

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước - Ảnh: Quang Phúc.

Trong năm 2017 rồi đến 2018, nhiều lần Ngân hàng Nhà nước nhận được đề xuất nới chỉ tiêu tín dụng, nới các điều kiện kiểm soát cho vay ở một số lĩnh vực…

Nhưng, hầu hết đều không được chấp thuận.

Thống đốc Lê Minh Hưng từng giải thích ngắn gọn bên lề: "Đây là lợi ích quốc gia, không thay đổi được".

Tránh hệ lụy tương lai

Năm 2017, Chính phủ có những lần đặt yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu nâng tăng trưởng tín dụng lên 21-22%. Chung cuộc, chỉ tiêu này chỉ hơn 18%.

Đến giữa 2018, chính sách tín dụng thực sự siết lại. Lần đầu tiên sau 6 năm thực thi cơ chế giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thương mại, đã không còn việc nới đồng loạt vào nửa cuối năm nữa.

Khi đó, Thống đốc Lê Minh Hưng chia sẻ với VnEconomy rằng, ông nghiên cứu nhiều tài liệu, đề án nghiên cứu khoa học, nhưng chưa thấy một kết luận máy móc nào đặt ra yêu cầu đối ứng để có 1% tăng trưởng GDP thì cần phải có bao nhiêu phần trăm tăng trưởng tín dụng.

Mối quan hệ đó chỉ có tính tham khảo tương đối. Quan trọng hơn, là hiệu quả sử dụng vốn vay, lựa chọn và lái vốn vào những lĩnh vực nào.

Năm 2018, tăng trưởng tín dụng ước chỉ quanh 14%. Cơ chế gần như không nới chỉ tiêu cho các ngân hàng thương mại được Thống đốc nhấn mạnh ở quan điểm: "Nếu muốn đẩy mạnh cho vay, phải xử lý được nợ xấu. Nợ xấu chính là dư địa và mỗi ngân hàng phải tự tạo dư địa cho mình; bớt nợ xấu đi thì có thêm điều kiện để cho vay".

Về vĩ mô, chính sách tăng trưởng tín dụng chặt chẽ hơn không hẳn là chủ quan của Ngân hàng Nhà nước trong 2018.

Từ 2017 rồi nửa đầu 2018, lần lượt Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)… đồng loạt cảnh báo về tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam, thậm chí có tổ chức nhiều lần lặp lại cảnh báo này.

Điểm chung, họ quan ngại rủi ro lạm phát và nợ xấu trở lại trong tương lai nếu tiếp tục đẩy mạnh tín dụng.

Đó cũng là giai đoạn lạm phát gia tăng rõ rệt, tạo áp lực lớn đến mục tiêu kiểm soát, dù yếu tố tiền tệ không nổi bật ở lạm phát cơ bản. Và 2018 cũng là năm nhiều mặt hàng cơ bản theo kế hoạch tăng giá. Hay trong quý 2 và 3, giá dầu liên tiếp tăng mạnh với ám ảnh mốc giá 100 USD/thùng…

Còn nội tại hệ thống, dĩ nhiên Ngân hàng Nhà nước nắm rõ sức rướn và giới hạn.

Nhóm "Big 4" ngân hàng thương mại có Nhà nước sở hữu chi phối đã ba năm qua gần như không tăng được vốn, trong khi vẫn gánh khoảng 50% thị phần tín dụng. Tỷ lệ an toàn vốn đã ở giới hạn, mà phía trước yêu cầu áp dụng Basel 2 đã gần kề.

Tổng thể, mức độ tổng dư nợ của hệ thống đã lên tới 130% GDP, trong khi tỷ lệ 100 - 110% cũng đã đủ gây quan ngại. Hay tỷ lệ cho vay so với huy động hệ thống thường xuyên phải kéo căng cỡ 90% tại hầu hết các thời điểm trong năm.

Năm 2018, bên cạnh siết chỉ tiêu chung, thêm một nhịp nữa, Ngân hàng Nhà nước siết lại tiêu chuẩn an toàn: giảm giới hạn tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 45% xuống 40%, nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên 200%.

Nhiều lần có đề xuất ngừng, giãn thêm việc thực hiện các chuẩn trên. Nhưng Ngân hàng Nhà nước kiên quyết thực hiện.

Lợi ích quốc gia ở đây, được Thống đốc Lê Minh Hưng giải thích theo yêu cầu an toàn, hạn chế rủi ro thanh khoản và đòn bẩy tín dụng ở bất động sản - những vấn đề dễ ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô mà trước đây từng thể hiện.

Từ linh hoạt đến uyển chuyển

Lạm phát 2018 đã tiếp tục được Việt Nam kiểm soát thành công. An toàn hệ thống tiến thêm một bậc, với ba ngân hàng thương mại đạt chuẩn Basel 2 trước thời hạn một năm, các chỉ số cơ bản chung của hệ thống cải thiện rõ rệt…

Nhưng, 2018 không hẳn là một năm suôn sẻ. Nó chia ra hai nửa khác biệt, được kết nối bằng sự uyển chuyển hơn trong điều hành, điều ít thấy ở nhiều năm trước.

Nửa đầu năm, thuận lợi đến mức Ngân hàng Nhà nước phải phòng xa trong điều tiết. Đó là lần đầu tiên cơ quan này vận dụng nghiệp vụ mua ngoại tệ kỳ hạn trước nguồn cung lớn.

Trong năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng lượng lớn ngoại tệ. Dòng chảy tiếp tục lớn nửa đầu 2018. Con số gộp mua ròng giai đoạn này từng được đề cập tới khoảng 20 tỷ USD.

Lượng lớn tiền đồng đưa ra mua ngoại tệ, áp lực lớn trong trung hòa. Bước uyển chuyển đầu tiên ở việc mua ngoại tệ kỳ hạn ba tháng, giãn các tác động để chủ động điều tiết.

Bước thứ hai, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành xuất hiện các kỳ hạn dài, giãn lượng vốn VND "để dành" cho mùa cao điểm cuối năm. Và đúng ngày 28/12 kết thúc năm, 3.000 tỷ đồng tín phiếu lưu hành cuối cùng đã đáo hạn.

Xen giữa những cân đối này, tham số lượng tiền gửi ngân sách ứ đọng trong hệ thống ngân hàng, gắn với tốc độ giải ngân đầu tư công chậm, có ảnh hưởng lớn. Giải pháp điều chuyển tới khoảng 150 nghìn tỷ về "kho" Ngân hàng Nhà nước từng được đề cập giữa năm 2018 được xem như một sự chia lửa cho chính sách tiền tệ.

Nhưng, thuận lợi nguồn và dòng chảy ngoại tệ gần như đảo chiều nửa sau 2018.

Tháng 5/2018, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nổi lên, gia tăng ảnh hưởng và diễn biến phức tạp từ tháng 6. Đi cùng, đồng Nhân dân tệ liên tiếp mất giá mạnh. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tiếp tăng lãi suất với căng thẳng đến tận tháng cuối cùng của năm…

Đó cũng là khoảng thời gian tỷ giá USD/VND bắt đầu biến động, có những thời điểm căng thẳng, kéo dài đến cuối tháng 10. Mục tiêu ổn định tỷ giá chịu áp lực lớn, Ngân hàng Nhà nước có những đợt bán ra ngoại tệ, và vừa qua nghiệp vụ bán kỳ hạn một lần nữa được thực hiện.

Tỷ giá gắn với lãi suất. Lãi suất VND có xu hướng tăng lên trong nửa sau 2018 khác biệt đó.

Nhưng tính chung, kết năm, Ngân hàng Nhà nước vẫn mua ròng được lượng lớn ngoại tệ, dự trữ ngoại hối quốc gia tăng mạnh; tỷ giá USD/VND cơ bản ổn định, không có xáo trộn lớn; thị trường vàng lặng sóng; lãi suất vẫn được bình ổn trong bối cảnh hàng chục ngân hàng trung ương trên thế giới phải tăng.

Và như trên, lạm phát 2018 được kiểm soát thành công, sức khỏe hệ thống ngân hàng tiếp tục cải thiện, cùng những kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ đã góp phần ổn định vĩ mô, tăng trưởng GDP đạt cao nhất 10 năm qua, để cho thấy: Việt Nam và hệ thống ngân hàng nói riêng đã có sức đề kháng tốt hơn trước nhiều sóng gió từ bên ngoài.

Theo Minh Đức
VnEconomy

Tin liên quan

Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" là tinh thần xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng sẽ tổ chức Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Hội thảo có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú; Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân; cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành, tổ chức tín dụng và các cơ quan thông tấn - báo chí.
Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.
VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng Đợt 2 (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng số 233/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/12/2024)
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data