agribank-vietnam-airlines

Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đảm bảo công bằng

Hương Giang
Hương Giang  - 
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ việc sửa Nghị định 26/2023/NĐ-CP để điều chỉnh thuế suất một số nhóm mặt hàng đảm bảo hài hòa, hợp lý theo trình tự thủ tục rút gọn, hoàn thành trong tháng 3/2025. Liên quan đến việc sửa đổi Nghị định nêu trên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Quốc Hưng, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí - đơn vị chủ trì sửa đổi Nghị định - đã có trao đổi một số nội dung liên quan đến dự thảo Nghị định quan trọng này.
aa
Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đảm bảo công bằng
Việc thay đổi chính sách kinh tế, thương mại, thuế quan tác động nhanh chóng, mạnh mẽ, sâu sắc, nhiều chiều đến kinh tế

Thưa ông, việc điều chỉnh sửa Nghị định 26/2023/NĐ-CP có vai trò như thế nào trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện?

Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đảm bảo công bằng
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí

Ông Nguyễn Quốc Hưng: Ngày 11/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Đây là dấu mốc quan trọng trong đường lối chính trị, ngoại giao kinh tế của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế địa chính trị của Việt Nam trên thế giới. Tại Tuyên bố chung về kinh tế thương mại đầu tư, hai quốc gia nhất trí tạo điều kiện thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước.

Ngoài ra, Việt Nam đã thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với 11 quốc gia khác: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Pháp, Malaixia, New Zealand, Indonesia, Singapore. Trong đó, 11/12 quốc gia này đã nằm trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương và Việt Nam là thành viên và được hưởng các ưu đãi về thuế quan tại các Hiệp định này.

Mặc dù Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập Hiệp định thương mại song phương từ năm 2001, nhưng Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có Hiệp định thương mại tự do về cắt giảm thuế quan nên Hoa Kỳ vẫn là đối tác chịu mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) áp dụng chung cho các quốc gia là thành viên WTO.

Đối tác chiến lược Toàn diện là mức độ cao nhất trong hệ thống các mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia hoặc giữa quốc gia và tổ chức quốc tế. Đây là quan hệ chiến lược và dài hạn, được xác định bởi sự gắn kết lợi ích lâu dài, sự hỗ trợ đôi bên và sự thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Thực hiện chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 10/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo, cần thiết điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng để đảm bảo đối xử công bằng giữa các Đối tác Chiến lược Toàn diện của Việt Nam.

Hướng điều chỉnh Nghị định này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hưng: Bộ Tài chính đã rà soát tổng thể các mức thuế (thuế nhập khẩu ưu đãi MFN là mức thuế suất áp dụng cho các nước trong WTO, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là mức thuế suất áp dụng cho các quốc gia có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng) đối với các mặt hàng mà các nước quan tâm cũng như mức thuế mà các nước này đang áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu để xây dựng, định hướng chính sách thuế của Việt Nam nhằm cải thiện cán cân thương mại. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng so sánh tổng thể các mức thuế với các quốc gia là Đối tác Chiến lược Toàn diện của Việt Nam để xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Việc xây dựng Nghị định nhằm mục đích: góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng; đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Đồng thời, nguyên tắc xây dựng Nghị định cũng được chỉ rõ: đảm bảo thực hiện các nguyên tắc ban hành thuế suất quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu; tập trung điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao các nước quan tâm; mức thuế suất điều chỉnh cơ bản không thấp hơn các mức thuế suất của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; đảm bảo không phát sinh mức thuế suất mới tại Biểu thuế; đảm bảo thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa cùng tính chất, cùng chủng loại để hạn chế gian lận thương mại, gây khó khăn trong công tác phân loại, tính thuế hàng hóa.

Xin ông có thể cho biết về dự kiến điều chỉnh thuế suất của các nhóm mặt hàng và hiệu lực của Nghị định?

Ông Nguyễn Quốc Hưng: Dự thảo Nghị định đã đề suất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các nhóm mặt hàng: Ô tô thuộc 03 mã hàng HS 8703.23.63, 8703.23.57, 8703.24.51 từ 64% và 45% về cùng một mức thuế suất là 32%; Ethanol từ 10% xuống 5%; Đùi gà đông lạnh từ 20% xuống 15%; Hạt dẻ cười từ 15% xuống 5%; Hạnh nhân từ 10% xuống 5%; Quả táo tươi từ 8% xuống 5%; Quả anh đào ngọt (Cherry) từ 10% xuống 5%; Nho khô từ 12% xuống 5%; Mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ thuộc Nhóm 44.21, Nhóm 94.01 và 94.03 từ các mức thuế suất 20% và 25% xuống cùng một mức thuế suất là 5%; Mặt hàng khí tự nhiên dạng hóa lỏng (LNG) từ 5% xuống 2%; Mặt hàng Ethane: bổ sung mặt hàng Ethane vào Chương 98 với thuế suất 0%.

Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.

Đề xuất mới về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung điều chỉnh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu (theo Luật hiện hành, ngân sách trung ương hưởng 100%), thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất (theo Luật hiện hành, ngân sách địa phương hưởng 100%) sẽ thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2025/NĐ-CP ngày 28/3/2025 quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025

Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng trong lĩnh vực tài chính, lao động, giáo dục và công nghệ thông tin chính thức có hiệu lực. Những quy định mới này nhằm tăng cường tính minh bạch, đảm bảo quyền lợi người lao động, doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Kinh tế tư nhân - Hướng đi nào cho sự bứt phá?

Kinh tế tư nhân - Hướng đi nào cho sự bứt phá?

Với một chiến lược bài bản và sự hỗ trợ đúng hướng, kinh tế tư nhân chắc chắn sẽ trở thành trụ cột vững chắc và động lực quan trọng hàng đầu, góp phần đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển, nằm trong nhóm nước có thu nhập cao vào năm 2045.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data