Điện mặt trời cho doanh nghiệp: Lợi ích và quy luật tất yếu
![]() | Gỡ vướng cho đầu tư điện mặt trời mái nhà |
![]() | Doanh nghiệp “mong mỏi” tháo gỡ những bất cập |
![]() | Doanh nghiệp với nỗi lo thừa điện mặt trời |
Theo tính toán của nhà máy dệt may Thành Công (KCN Phú Hoà, Vĩnh Long) hệ thống đầu tư mô hình điện năng lượng mặt trời áp mái sẽ tạo ra lượng điện khoảng 48,5 triệu kWh, đáp ứng 66% nhu cầu điện sản xuất của doanh nghiệp. Giá trị mang lại cho doanh nghiệp trong vòng 20 năm tới là rất lớn, dự kiến khi đưa vào khai thác có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp khoảng 1,9 triệu USD so với chi phí mua điện từ lưới như hiện nay.
Còn đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG cho biết, hiện tại chi phí tiền điện đang chiếm khoảng 1,94% chi phí sản xuất của công ty. Cụ thể, tính riêng trong năm 2020, công ty thanh toán khoảng 37 tỷ đồng tiền điện, năm 2021 chi phí tiền điện lên xấp xỉ tới 44,7 tỷ đồng. Vì mục tiêu xanh hóa và giảm phát thải trong sản xuất, sắp tới công ty TNG sẽ sử dụng khoảng 50% lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Theo nhận định của các chuyên gia, nguồn năng lượng tái tạo đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, sử dụng năng lượng sạch từ hệ thống điện mặt trời mái nhà không chỉ góp phần tiết kiệm điện, tiết kiệm kinh phí cho khách hàng sử dụng điện, mà còn giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy mục tiêu sử dụng năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sử dụng năng lượng sạch từ hệ thống điện mặt trời mái nhà giúp doanh nghiệp sớm tiến tới mục tiêu xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể cho mô hình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tự sử dụng, khiến nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư lắp đặt thiết bị để phục vụ cho sản xuất và cung ứng cho thị trường. Hơn nữa, chi phí cho năng lượng chiếm khá lớn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực để đầu tư.
Bàn về vấn đề này, ông Trần Ngọc Long, Giám đốc phát triển kinh doanh CME Solar cho rằng, hiện nay, việc sử dụng năng lượng tái tạo không còn là tùy chọn mà là bắt buộc, đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu. Để triển khai điện mặt trời áp mái, doanh nghiệp có 2 hướng là tự đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư. Nếu doanh nghiệp có dòng tiền nhàn rỗi lớn, thì có thể tự đầu tư.
Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế lăng lượng hóa thạch và chuyển dần sang việc sử dụng năng lượng tái tạo. Đặc biệt, khi Chính phủ có Quyết định số 11 năm 2017 và Nghị quyết 13 năm 2020, đây là các “cú hích” rất lớn để tạo đà cho việc phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Tính chung lại, hiện tổng công suất lắp đặt của điện mặt trời chiếm 25% tổng công suất phát điện của Việt Nam...
“Hiện tại, vẫn còn nhiều trở ngại mà cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà cung ứng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà đang gặp phải. Đó là các vướng mắc về giấy phép, chi phí đầu tư lớn… dẫn đến việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Song về lâu dài, việc phát triển điện mặt trời áp mái giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, chủ động nguồn điện, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi giá năng lượng đang tăng rất cao và nguy cơ có thể thiếu điện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, một tiêu chí mà chúng ta đang phải tuân thủ là “sản xuất xanh”, đây cũng là xu hướng mà thế giới đang hướng tới, nhất là trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như da giày, dệt may. Vì vậy, việc sử dụng điện mặt trời sẽ giúp thúc đẩy sản xuất xanh, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu.” - Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
