agribank-vietnam-airlines

Diễn đàn Davos đối mặt với nhiều vấn đề nóng

Hồng Quân
Hồng Quân  - 
Với chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0”, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thường niên sẽ diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) vào tuần tới (22-25/1) trong bối cảnh kinh tế thế giới trở nên khó lường và không ổn định hơn bao giờ hết.
aa
World Bank bi quan hơn về tăng trưởng toàn cầu
Diễn đàn Davos 2018 – cơ hội hàn gắn thế giới đang rạn nứt

Rủi ro gia tăng

Hôm 16/1 Diễn đàn đã công bố một Báo cáo mang tên Rủi ro toàn cầu 2019, trong đó lưu ý rằng “rủi ro toàn cầu đang gia tăng nhưng ý chí tập thể để giải quyết chúng dường như còn thiếu”.

Diễn đàn Davos đối mặt với nhiều vấn đề nóng
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ không tham dự Diễn đàn năm nay

Quả vậy, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên công bố thuế quan đối với một số hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 1 năm ngoái, đến nay Mỹ đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc trong khi Trung Quốc cũng đã đánh thuế lên 110 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.

Trong khi đó, Chính phủ Mỹ vẫn đang phải đóng cửa một phần lâu nhất từ trước đến nay vì những bất đồng xung quanh khoản ngân sách để xây bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico mà ông Trump yêu cầu. Còn tại châu Âu, tương lai về một thỏa thuận Brexit vẫn mịt mờ cho dù chỉ còn vài tuần nữa là Anh sẽ chính thức chia tay EU.

Tại châu Âu năm ngoái, chúng ta đã chứng kiến một chính phủ dân túy nắm quyền tại một trong những nền kinh tế lớn của châu Âu, Ý. Còn tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel hồi tháng 10 tuyên bố rằng bà sẽ rút lui khỏi chính trường, trong khi tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đang phải đối phó với các cuộc biểu tình diễn ra thường xuyên trên đường phố Paris.

Báo cáo của WEF, được phát hành với tư vấn rủi ro Marsh, đã khảo sát khoảng 1.000 chuyên gia và người ra quyết định với 90% dự báo sự đối đầu kinh tế giữa các cường quốc sẽ tiếp tục gia tăng; 80% cho biết họ dự kiến các quy tắc giao dịch đa phương sẽ tiếp tục bị xói mòn.

John Drzik - Chủ tịch của Global Risk and Digital tại Công ty quản lý rủi ro Marsh nói với CNBC rằng tội phạm mạng, biến đổi khí hậu, cũng như những thay đổi về địa chính trị là một trong những rủi ro lớn nhất đối với thế giới hiện nay. “Sự gia tăng của các chương trình nghị sự dân tộc trên khắp thế giới đang tạo ra xích mích giữa các quốc gia cũng như làm suy yếu các thể chế đa phương”, ông nói với Joumanna Bercetche của CNBC.

Kinh tế toàn cầu cũng ngày càng trở nên bất ổn khi các mối xung đột thương mại tiếp tục gia tăng gây nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và khiến thị trường tài chính chao đảo.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 cũng bởi nguyên nhân căng thẳng thương mại. Theo đó, IMF dự kiến kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,7% trong năm 2019, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Ngân hàng Thế giới mới đây cũng hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,9% trong năm 2019 trong bối cảnh điều kiện tài chính thắt chặt. Ủy ban châu Âu cũng giảm mức độ lạc quan về sự tăng trưởng của khu vực, khi dự báo EU chỉ tăng trưởng 2% vào năm 2019.

Tham vọng khó thành hiện thực

Trong bối cảnh đó, có rất nhiều điều để nói về Davos năm nay khi các nhà lãnh đạo và các quan chức của hơn 100 chính phủ gặp nhau, cùng với các giám đốc điều hành của hơn 1.000 tập đoàn đa quốc gia. Được thiết kế để thúc đẩy hợp tác công tư, mục tiêu chính của diễn đàn là “cải thiện tình trạng của thế giới”.

“Với sự tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu có nguy cơ vào năm 2019, nhu cầu cấp bách hơn bao giờ hết là đổi mới kiến trúc hợp tác quốc tế”, Chủ tịch WEF Borge Brende cho biết khi công bố báo cáo hôm 16/1. “Đơn giản là chúng ta không có vũ khí để đối phó với sự chậm lại (của kinh tế toàn cầu) mà động lực hiện tại có thể dẫn chúng ta tới. Những gì chúng ta cần bây giờ là phối hợp, hành động phối hợp để duy trì sự tăng trưởng và giải quyết các mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới của chúng ta ngày nay”.

Trước đó, Klaus Schwab – Nhà sáng lập WEF cũng cho biết vào tháng 11 rằng thế giới đang trải qua “một biến động kinh tế và chính trị sẽ không sớm chấm dứt”, trong khi đó, “cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra một nền kinh tế mới và một hình thức mới của toàn cầu hóa”.

Schwab cũng nói rằng sự phục hồi chậm và không đồng đều kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có nghĩa là “một phần đáng kể của xã hội đã trở nên bất ổn và trở nên tồi tệ, không chỉ với chính trị và chính trị gia, mà còn với toàn cầu hóa và toàn bộ hệ thống kinh tế”.

Nói một cách đơn giản, Schwab cho biết thách thức đối với các nhà lãnh đạo toàn cầu là “khôi phục chủ quyền trong một thế giới đòi hỏi sự hợp tác”. Ông khuyên rằng thay vì đóng cửa các nền kinh tế thông qua chủ nghĩa bảo hộ và chính trị dân tộc, cần có một xã hội mới giữa công dân và các nhà lãnh đạo của họ, để mọi người cảm thấy đủ an toàn ở nhà rồi mở cửa ra thế giới. “Nếu thất bại, sự tan rã liên tục của kết cấu xã hội chúng ta cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền dân chủ”, ông nói.

Thế nhưng mong muốn này xem ra sẽ rất khó đạt khi mà một trong những nhân vật quan trọng nhất là Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ không tham dự Diễn đàn lần này vì hiện Chính phủ Mỹ vẫn đang trong tình trạng đóng cửa; và phái đoàn Mỹ sẽ bao gồm Bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.

Hồng Quân

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data