Diễn đàn Davos 2018 – cơ hội hàn gắn thế giới đang rạn nứt
![]() |
Ảnh minh họa |
Diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục khả quan 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được châm ngòi từ vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers, song viễn cảnh kinh tế thế giới năm nay chưa hẳn đã tươi sáng.
Theo giới quan sát, Diễn đàn Davos 2018 sẽ chứng kiến sự đối đầu giữa một bên bảo vệ chủ nghĩa đa phương với đại diện là EU và một bên có tư tưởng cục bộ, tiêu biểu là khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một năm qua, rạn nứt đã xuất hiện trong các mối quan hệ giữa các cường quốc. Trong EU, Anh "dứt áo ra đi". Quan hệ của Mỹ với các cường quốc như Trung Quốc và Nga đều có những trục trặc về cả chính trị lẫn kinh tế. Mối quan hệ đồng minh Washington-Brussels cũng không tránh khỏi những khúc mắc, nghi kỵ kể từ khi tỷ phú Donald Trump lên nắm quyền.
Ngoài ra, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã khiến thế giới lo ngại. Những quyết định của ông Trump nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ đã phủ nhận các nguyên tắc mà các nhà lãnh đạo tham dự Diễn đàn Davos vốn luôn tin tưởng như thương mại tự do, toàn cầu hóa, chủ nghĩa đa phương, hợp tác để giải quyết những vấn đề lớn của thế giới.
Tuy nhiên, chỉ có 7 phụ nữ quyền lực đảm đương vai trò chủ trì Diễn đàn Davos năm nay trong khi nhiều phụ nữ hoạt động trong kinh doanh và thương mại trên khắp thế giới vẫn phải đối mặt với tình trạng quấy rối tình dục ở nơi làm việc và bất bình đẳng về lương. Những số liệu trên cho thấy bất chấp nỗ lực nhằm giải quyết thực trạng bất công về giới tính, Diễn đàn Davos vẫn là "thế giới ngự trị của nam giới".
Mặc dù tỷ lệ nữ giới tham dự Diễn đàn Davos đã tăng nhẹ trong những năm qua, từ 18% năm 2016 lên đến 20% năm 2017, song số lượng nam giới vẫn vượt trội hơn so với nữ giới tại diễn đàn này. Nữ giới chỉ chiếm 21% số đại biểu tham dự Diễn đàn Davos năm nay. Theo một nghiên cứu do Diễn đàn Davos thực hiện và công bố, lần đầu tiên trong 10 năm qua, bất bình đẳng về giới đã tăng trong năm 2017. Dự đoán, với tốc độ gia tăng hiện nay, sẽ phải mất 217 năm để thu hẹp khoảng cách này.
Phát biểu tại diễn đàn, một trong những đồng chủ trì Diễn đàn Davos, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde đã kêu gọi các nước hành động để trao thêm quyền cho phụ nữ. Bà Saadia Zahidi, thành viên Ủy ban điều hành WEF, cho biết bất bình đẳng về giới vẫn "bắt rễ sâu" trong giới kinh doanh.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
