agribank-vietnam-airlines

Điểm trừ chậm cải thiện trên môi trường đầu tư

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Qua các khảo sát mà nhiều tổ chức trong và ngoài nước tiến hành gần đây, các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đã liên tục kiến nghị Nhà nước cần có chiến lược tổng thể về việc cải cách tư pháp nhằm hỗ trợ môi trường kinh doanh.
aa
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư
Thủ tướng mong muốn DNNVV đóng góp cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh
Điểm trừ chậm cải thiện trên môi trường đầu tư
Ảnh minh họa

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy, trong 5 năm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có 4 chỉ số tụt hạng, trong đó có 2 chỉ số rất quan trọng là Phá sản doanh nghiệp và Giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đây là những chỉ số căn bản của môi trường kinh doanh nói riêng và hệ số để chỉ kinh tế thị trường nói chung. Thời gian vừa qua, đây cũng là vấn đề mà nhà đầu tư trong và ngoài nước dành nhiều sự quan tâm do mức độ cải thiện rất chậm chạp.

Nhà đầu tư sợ bị xét lại

Trao đổi bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) năm 2019 vừa qua, đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (Auscham) than phiền về khó khăn mà các thành viên của hiệp hội phải đối mặt khi muốn ngừng kinh doanh tại Việt Nam, trong đó tập trung vào quy trình chứng minh không nợ đọng thuế. Quy trình này mất nhiều thời gian và tốn kém ở mức không cần thiết.

Vị này phân tích, các công ty đã được kiểm toán thuế, sau đó muốn ngừng kinh doanh thì lại phải xem xét lại thuế và từ đây nảy sinh các cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc bị đánh thuế kép hoặc lật lại các vấn đề đã khép lại. Điều này khiến thủ tục chứng minh không nợ đọng thuế chẳng khác gì một cuộc xem xét thuế tổng thể, quay ngược lại nhiều năm. Như vậy, các công ty không thể dựa vào các cuộc kiểm toán, hồ sơ và các giao dịch thuế trước đây với cơ quan thuế.

“Điều quan trọng mang lại niềm tin vào hệ thống thuế nói riêng và môi trường đầu tư của một quốc gia nói chung là các công ty có thể dựa vào hồ sơ và các giao dịch thuế trước đây, hơn là phải mở lại toàn bộ lịch sử thuế của họ”, đại diện Auscham lưu ý.

Bên cạnh đó, trong lúc tiến hành xem xét lại, cơ quan thuế còn mất một thời gian đáng kể vì những lý do không thoả đáng như cán bộ được phân công bận việc khác, dẫn đến gia tăng chi phí hành chính cho các công ty nước ngoài đang muốn ngừng hoạt động đại diện của mình tại Việt Nam. Quy trình này khó khăn và kéo dài, ngay cả với các chi nhánh, văn phòng đại diện chỉ thực hiện công việc văn phòng, lưu trữ hồ sơ…

Đại diện của Auscham cho biết, thường thì khi công ty phải tiến hành giải thể, họ đã phải chịu những khoản lỗ đáng kể. Điều đó có nghĩa là vốn của họ đã bị hao tổn nhiều và họ có ít nguồn quỹ để giải thể công ty, trong khi lại bị đánh các khoản thuế bổ sung vì một loạt lý do, song lại không có nguồn lực để trả.

Từ đó công ty có thể bước vào tình trạng phá sản, việc này có thể gây ra những hệ luỵ đáng kể đối với người đại diện theo pháp luật, hoặc công ty có thể phải gửi thêm nguồn quỹ đến Việt Nam. Do công ty mẹ không muốn trợ cấp cho các hoạt động gây lỗ, sẽ dẫn đến sự bế tắc, khiến người đại diện theo pháp luật phải hứng chịu. Vị này cho biết thêm, nếu thực hiện lựa chọn còn lại là tiến hành phá sản, thì quy trình còn dài dòng và đè nặng áp lực lên người đại diện theo pháp luật nhiều hơn.

Cần môi trường kinh doanh an toàn

Báo cáo về môi trường kinh doanh của WB đã chỉ ra thực trạng, trong vài năm gần đây, Chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng của Việt Nam thường ở mức trung bình thấp so với một số nước ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và thấp hơn 3 quốc gia ở khu vực ASEAN được đánh giá có môi trường kinh doanh tốt nhất là Singapore, Malaysia, Thái Lan. Năm 2018, báo cáo này cũng cho thấy chỉ số Phá sản doanh nghiệp của Việt Nam đứng thứ 133/190 nền kinh tế với thời gian 5 năm để giải quyết một vụ việc phá sản giá trị nhỏ (tương đương 5.000 USD), chất lượng của khuôn khổ pháp lý về phá sản doanh nghiệp chỉ đạt 7,5/16 điểm.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khi nhà đầu tư chính thức tiến hành hoạt động kinh doanh, họ phải giao kết hợp đồng với rất nhiều bên, từ đối tác, người lao động, người cho thuê mặt bằng, khách hàng…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ bên còn lại của hợp đồng không thực hiện cam kết hoặc nghĩa vụ trong hợp đồng, gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của họ. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đảm bảo thực thi hợp đồng. Nếu hệ thống tư pháp làm việc tốt, nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả thì các hợp đồng được đảm bảo, môi trường kinh doanh trở nên an toàn, ít rủi ro.

Đánh giá về quá trình cải cách tư pháp, giải quyết tranh chấp và phá sản của Việt Nam, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết, sau 5 năm liên tục giảm, từ 60% năm 2013 xuống 36% năm 2017, thì năm vừa qua, tỷ lệ DN sẵn sàng khởi kiện ra toà án khi có tranh chấp đã tăng trở lại, lên mức 45% năm 2018. Con số đó cho thấy những nỗ lực cải cách tư pháp trong vài năm qua đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận.

Theo đánh giá của các luật sư, kết quả này có được là nhờ 2 biện pháp cải cách quan trọng được toà án thực hiện gần đây là công bố án lệ và công khai bản án. Nhờ đó đã giảm sự tuỳ tiện trong các phán quyết của hệ thống toà án, khiến hệ thống tư pháp bớt rủi ro hơn.

Mặc dù vậy theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế của VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng khởi kiện khi có tranh chấp với đối tác dù có cải thiện song vẫn khá thấp. Trong khi đó, đối với chỉ tiêu về phá sản doanh nghiệp thì theo đánh giá chung, đây vẫn là nội dung ít được cải thiện nhất. Nguyên nhân là do các chính sách có liên quan được đưa ra không toàn diện, mới chỉ là những quy định mang tính định hướng, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện thi hành. Bên cạnh đó, còn thiếu cơ chế giám sát, đánh giá.

Qua các khảo sát mà nhiều tổ chức trong và ngoài nước tiến hành gần đây, các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đã liên tục kiến nghị Nhà nước cần có chiến lược tổng thể về việc cải cách tư pháp nhằm hỗ trợ môi trường kinh doanh. Cụ thể là khuyến nghị chiến lược này tập trung vào việc rút ngắn thời gian và nâng cao tính tiên liệu của hoạt động xét xử. Đối với hoạt động thi hành án dân sự, chiến lược này cần đưa ra các mục tiêu và giải pháp để rút ngắn thời gian và tăng tính hiệu quả khi thi hành án.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data