Điểm sáng ngành Ngân hàng xứ Thanh
Nhiều hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp kéo dài trong thời gian qua, cùng xung đột Nga - Ukcraine gây nhiều rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đứng trước khó khăn đó, đóng vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, bám sát sự điều hành của UBND tỉnh, chỉ đạo quyết liệt của NHNN, hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa đã sớm vào cuộc, chủ động nắm bắt, dự báo tình hình, triển khai quyết liệt kịp thời các giải pháp cấp bách mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh cùng với các chương trình, chính sách tín dụng hỗ trợ sản xuất kinh doanh thực sự đi vào cuộc sống, tháo gỡ khó khăn, đối phó với tác động tiêu cực của dịch bệnh góp phần quan trọng hỗ trợ duy trì tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Bằng những việc làm thiết thực hiệu quả đó, năm 2021 tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt gần 152 nghìn tỷ đồng tăng 16,45% so với năm 2020. Riêng 4 tháng đầu năm 2022, dư nợ trên địa bàn ước đạt khoảng 160.800 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm.
![]() |
Ngân hàng đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân và DN |
Trong thời gian qua, các TCTD trên địa bàn triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Tính đến cuối tháng 3/2022, các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 293.898 khách hàng với tổng giá trị nợ là 98.302 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, NHNN chi nhánh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử; dịch vụ thanh toán thẻ phát triển mạnh mẽ… Mạng lưới dịch vụ ngân hàng đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân và DN.
Những hỗ trợ kịp thời của ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã giúp các DN sớm vượt qua khó khăn. Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt, triển khai sớm các giải pháp đồng bộ của ngành Ngân hàng đã trực tiếp hỗ trợ các DN trên địa bàn như khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất… Lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hóa cho biết, thời gian qua các DN đã kịp thời nhận được những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, sự đồng hành, chia sẻ của các TCTD.
Việc triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ có ý nghĩa hết sức thiết thực nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động bị ảnh hưởng và giúp các DN phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực duy trì tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kết thúc quý I/2022, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) của tỉnh đạt 1293% cao hơn nhiều so với quý I/2021 (7,11%). Sản xuất công nghiệp trên địa bàn cơ bản ổn định. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phát triển ổn định. Các ngành dịch vụ từng bước phục hồi và phát triển. Số DN mới thành lập tăng 35% so với cùng kỳ…
Bám sát các nhiệm vụ trọng tâm
Để nhanh chóng khôi phục, ổn định sản xuất, kinh doanh, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sớm đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới, thời gian tới, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh phải tiếp tục phát huy vai trò huyết mạch của nền kinh tế, tạo khâu đột phá, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Trên tinh thần đó, bám sát chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 01, 02 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2022; quán triệt chỉ đạo của Tỉnh uỷ Thanh Hóa tại Kết luận số 785 về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Thanh Hóa Tống Văn Ánh cho biết, NHNN tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ DN và người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt là các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay; Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…
Cụ thể, NHNN chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tiếp tục quyết liệt, thiết thực hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và DN. Trong đó cố gắng cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho DN, người dân, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên; tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nhất là các dự án lớn để tái tạo năng lực sản xuất mới. Đồng thời ưu tiên hỗ trợ các DNNVV, DN thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và DN có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh tốt; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đã cam kết cấp tín dụng tại Hội nghị kết nối ngân hàng - DN và người dân tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Song song với đó, tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng - DN bằng hình thức phù hợp, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn…
Bên cạnh mở rộng tín dụng, lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các TCTD trên địa bàn triển khai quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp thu hồi và xử lý nợ xấu, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Trong đó, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn. Đặc biệt là cơ quan công an, toà án, cơ quan thi hành án các cấp trong quá trình thu hồi nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm; tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Đề án và các văn bản hướng dẫn của NHNN.
- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/3/2022 tăng 8,91% so với đầu năm. - Chất lượng tín dụng đến 31/3/2022 tổng nợ quá hạn của các NHTM chiếm 0,73%/tổng dư nợ. - Về tín dụng chính sách tính đến 31/3/2022, tổng dư nợ đạt 11.137 tỷ đồng, tăng 347 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 3,2%. |
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
