agribank-vietnam-airlines

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 10/11

P.L
P.L  - 
Thị trường chứng khoán sau khi mở cửa khởi sắc, về cuối phiên giao dịch, bất ngờ đã xảy ra khi lực bán dâng cao, đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu; Lãi suất chào bình quân LNH VND giữ nguyên ở các kỳ hạn ON và 1W trong khi giảm 0,03 đpt ở các kỳ hạn 2W và 1M so với phiên trước đó... là những thông tin nổi bật ngày 10/11.
aa
diem lai thong tin kinh te ngay 1011 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 9/11
diem lai thong tin kinh te ngay 1011 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 2-6/11

Tin trong nước

Thị trường ngoại tệ: Phiên 10/11, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.182 VND/USD, tăng 02 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá mua giao ngay vẫn được niêm yết ở mức 23.175 VND/USD, tỷ giá bán được niêm yết ở mức 23.827 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên giao dịch ở mức 23.175 VND/USD, tăng nhẹ trở lại 01 đồng so với phiên 09/11. Tỷ giá trên thị trường tự do giữ nguyên ở chiều mua vào trong khi tăng 20 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.200 - 23.250 VND/USD.

Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 10/11, lãi suất chào bình quân LNH VND giữ nguyên ở các kỳ hạn ON và 1W trong khi giảm 0,03 đpt ở các kỳ hạn 2W và 1M so với phiên trước đó, cụ thể: ON 0,15%; 1W 0,20%; 2W 0,25% và 1M 0,38%. Lãi suất chào bình quân LNH USD giảm 0,01 – 0,02 đpt ở các kỳ hạn ngắn trong khi không thay đổi ở kỳ hạn 1M; giao dịch tại: ON 0,17%; 1W 0,21%; 2W 0,26%, 1M 0,37%.

Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,50%. Không có khối lượng trúng thầu, không có khối lượng lưu hành trên kênh này.

Thị trường TPCP: Ngày 10/11, NHPTVN huy động thành công 10.000/16.000 tỷ đồng TPCPBL gọi thầu. Trong đó, kỳ hạn 10 năm và 15 năm huy động toàn bộ 5.000 tỷ đồng/kỳ hạn. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm tại 3,12%/năm - giảm 1,13% so với phiên đấu gần nhất ngày 3/12/2019. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 20 năm tại 3,31%/năm – giảm 1,06% cũng so với phiên ngày 3/12/2019.

Thị trường chứng khoán: Hôm qua, sau khi mở cửa khởi sắc, về cuối phiên giao dịch, bất ngờ đã xảy ra khi lực bán dâng cao, đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu. Kết thúc phiên gia dịch, VN-Index giảm 0,09 điểm (-0,01%) xuống 951,9 điểm; HNX-Index giảm 0,24 điểm (-0,17%) xuống 141,37 điểm; UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,22%) lên 64,16 điểm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước đó với tổng trị giá giao dịch gần 10.700 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh gần 746 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Theo Bộ Tài chính, tổng thu cân đối NSNN thực hiện tháng 10/2020 ước đạt 150,9 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế thực hiện 10 tháng, tổng thu NSNN đạt 1.137,3 nghìn tỷ đồng, bằng 75,2% dự toán, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa tháng 10/2020 ước đạt 135,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 45 nghìn tỷ đồng so với số thu tháng 9; lũy kế 10 tháng ước đạt 959,2 nghìn tỷ đồng, bằng 75,9% dự toán, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019; thu từ dầu thô tháng 10/2020 ước đạt 2 nghìn tỷ đồng, giảm 130 tỷ đồng so với tháng 9, lũy kế 10 tháng ước đạt 29,65 nghìn tỷ đồng, bằng 84,2% dự toán, giảm 37,2% so với cùng kỳ năm 2019; thu cân đối NS từ hoạt động XNK tháng 10/2020 ước đạt gần 13,1 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng ước đạt 147,6 nghìn tỷ đồng, bằng 71,0% dự toán, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Tin quốc tế

Tổ chức ZEW cho biết chỉ số niềm tin kinh tế tại nước Đức trong tháng 11 chỉ còn 39 điểm, giảm mạnh từ mức 52,3 điểm của tháng 10, đồng thời xuống sâu hơn mức 43,3 điểm theo dự báo. Đây cũng là tháng giảm mạnh thứ hai liên tiếp của chỉ số này, sau khi tháng 9 ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2000 với 77,4 điểm.

Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho biết thu nhập bình quân của người lao động nước này tăng 1,3% 3m/y trong tháng 9 sau khi tăng nhẹ 0,1% ở tháng trước đó, vượt qua mức tăng 1,0% theo kỳ vọng. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tại Anh trong tháng 9 tăng lên mức 4,8% từ mức 4,5% của tháng 8, cao hơn mức 4,7% theo dự báo của các chuyên gia.

Nhật Bản sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 56% lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc, 49% lượng nông sản nhập khẩu từ Hàn Quốc và 61% đối với các nước thuộc ASEAN, Australia và New Zealand (Ấn Độ từ chối gia nhập RCEP vào 11/2019). Tuy nhiên, Nhật Bản cho biết sẽ không cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản quan trọng là lúa gạo, lúa mỳ, thịt bò, thịt lợn, bơ, sữa và đường. Chính sách này của Nhật Bản nhằm bảo về thế cạnh tranh của nông sản nội địa trước các loại hàng nhập khẩu thường có giá rẻ hơn.

Tỷ giá ngày 10/11: USD = 0.846 EUR (-0.01% d/d); EUR = 1.181 USD (0.01% d/d); USD = 0.754 GBP (-0.82% d/d); GBP = 1.327 USD (0.82% d/d).

P.L
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế MSB

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data