agribank-vietnam-airlines

Điểm giao dịch lưu động: Kênh dẫn vốn hiệu quả

Minh Hồng
Minh Hồng  - 
Các điểm giao dịch lưu động trong thời gian qua đang dần trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả, giúp người dân vùng sâu, vùng xa thuận tiện hơn trong thực hiện các giao dịch với ngân hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng tại địa phương. Qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng vay nóng, vay lãi suất cao trên địa bàn.
aa
diem giao dich luu dong kenh dan von hieu qua Agribank Nghệ An khai trương điểm giao dịch lưu động thứ 2
diem giao dich luu dong kenh dan von hieu qua Giao dịch lưu động bằng ô tô: Agribank phục vụ hơn 225.000 lượt khách hàng
diem giao dich luu dong kenh dan von hieu qua Agribank Tam Nông tổ chức 23 lượt giao dịch lưu động

4 năm trước, Agribank Kon Tum đã khai trương điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy. Chị Nguyễn Thị Trà Giang - giao dịch viên tại điểm giao dịch lưu động Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy cho biết, ở vùng sâu, vùng xa, do bà con không có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại nên cán bộ ngân hàng đã hướng dẫn cho khách hàng một cách kỹ càng và tỉ mỉ các ứng dụng mới, các dịch vụ mới, từ đó khách hàng vui vẻ nhiệt tình sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thời gian hoạt động cụ thể của Điểm giao dịch lưu động được Agribank chi nhánh huyện Sa Thầy – Kon Tum phối hợp với chính quyền địa phương thông báo trước 3 ngày để khách hàng nắm thông tin và chủ động ra điểm giao dịch.

diem giao dich luu dong kenh dan von hieu qua
Ảnh minh họa

Tại các phiên giao dịch lưu động, ngân hàng triển khai đầy đủ các dịch vụ tiện ích như nhận gửi, rút tiền từ tài khoản; gửi, rút tiết kiệm; giải ngân, thu nợ; thu lãi tiền vay; tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng; phát hành thẻ; E-Banking; kiều hối, bảo hiểm... Cho đến nay, từ một điểm giao dịch lưu động ban đầu, số điểm giao dịch đã tăng lên tại 2 địa bàn là xã Ya Xier và xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.

Tại Mô Rai, xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Sa Thầy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tín dụng luôn rất cao vì đây là địa bàn có đông dân cư với khoảng 1.500 hộ, gần 5.250 nhân khẩu. Trước đây, muốn thực hiện các giao dịch với ngân hàng, bà con xã Mô Rai phải đi 65km đến thị trấn Sa Thầy. Không chỉ bất tiện về đường xá xa xôi, bà con còn phải thu xếp thời gian và công việc để ra ngoài huyện. Từ ngày có điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, bà con vùng khó khăn cảm thấy bớt đi phần nào sự thiệt thòi. Đại úy Nguyễn Bá Danh, công tác tại Công ty 78, Binh đoàn 15 đứng chân trên địa bàn xã Mô Rai chia sẻ, bà con trong xã đều phấn khởi khi giờ đây được tiếp cận với những dịch vụ tín dụng vừa nhanh chóng, vừa kịp thời. Đặc biệt trong mùa dịch này, dịch vụ ngân hàng lưu động đã giúp bà con hạn chế đi lại, giảm bớt kinh phí và các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn khác.

Không chỉ phục vụ bà con nhân dân xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của Agribank Kon Tum đặt tại địa bàn đã thu hút không ít khách hàng ở các vùng lân cận đến giao dịch. Có thể kể đến như khách hàng huyện biên giới Ia H’Drai. Hiện nay, huyện Ia H’Drai chưa có chi nhánh Agribank và cây ATM của ngân hàng. Người dân thường phải đi trên 80km đến tỉnh Gia Lai để rút tiền. Nay có điểm giao dịch lưu động đặt tại xã Mô Rai cách huyện Ia H’Drai hơn 35km, người dân gần như rút ngắn được một nửa thời gian đi lại.

Với 2 phiên giao dịch mỗi tuần, trung bình hàng tháng, xe ô tô lưu động thực hiện 8 phiên giao dịch tín dụng tại xã Mô Rai, số lượng khách hàng dao động từ 25 - 30 lượt khách trên một phiên giao dịch. Ông A Yer, Phó Chủ tịch UBND xã Mô Rai cho hay, xã Mô Rai là xã vùng sâu, vùng xa, có một điểm giao dịch như điểm Agribank đã tạo thuận lợi rất nhiều cho bà con. Bà con không phải đi xa để rút tiền, nộp tiền, gửi tiền, vay vốn hay các giao dịch khác đều rất thuận lợi.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, hoạt động của các điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng cũng là một trong những giải pháp góp phần vào phòng, chống dịch hiệu quả. Tranh thủ thời gian rảnh trước khi thu hoạch cà phê, anh Lê Quang Thủy, xã Hơ Moong đến điểm giao dịch lưu động ở xã để rút tiền. Trước đây, muốn thực hiện giao dịch này, anh phải đi khoảng 30km lên thị trấn Sa Thầy. Giờ đây, chỉ khoảng 5 phút đi xe máy, anh đã đến được điểm giao dịch và hoàn tất các thủ tục cần thiết. Anh Thủy cho biết, hàng tuần, hàng tháng đều lên điểm giao dịch lưu động. “Bản thân tôi thấy tiện vì không cần phải ra huyện, xuống tỉnh xa xôi khó khăn như trước mà bây giờ dịch bệnh lại phức tạp…”, anh Thuỷ chia sẻ thêm.

Lãnh đạo Agribank Kon Tum cho biết, tính riêng 10 tháng của năm 2021, các điểm giao dịch lưu động đã thực hiện hơn 50 phiên giao dịch với tổng số tiền gần 12 tỷ đồng. Điểm giao dịch lưu động của Agribank chi nhánh Kon Tum được khách hàng phản ánh rất tích cực vì đã đem được những tiện ích trực tiếp đến bà con vùng sâu, vùng xa và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ hiện đại của ngân hàng nhanh chóng mà không phải bỏ thời gian quá xa tại trung tâm hội sở để giao dịch. “Hoạt động của các điểm giao dịch lưu động không chỉ là kênh dẫn vốn hiệu quả đến vùng sâu, vùng xa mà còn giúp ngân hàng đến gần hơn với đông đảo khách hàng”, lãnh đạo chi nhánh chia sẻ thêm.

Minh Hồng

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data