Đi trong biên độ
Có tăng, có giảm
Trong những phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, VN-Index đã tiệm cận ngưỡng 1.000 điểm nhưng cuối cùng đã không thể trụ được trên ngưỡng này và việc điều chỉnh được xem như tất yếu. Các chuyên gia cho rằng, các yếu tố ngoại chỉ là cái cớ cho một đợt điều chỉnh khi đã chạm cận trên của biên độ 950-1.000 điểm.
Thống kê từ ngày 30/7 đến ngày 7/8, bất kể thị trường tăng hay giảm, nhà đầu tư nước ngoài đã có đến 6/7 phiên giao dịch bán ròng, nghĩa là hành động này được thực hiện một cách nhất quán, quyết liệt và không hề bất ngờ. Đây có thể xem là động thái chốt lời của khối này sau khi đã gom hàng giá thấp trong suốt giai đoạn cuối tháng 6 và đầu tháng 7.
Cần nhấn mạnh thêm, ngay trong phiên ngày 30/7, khi VN-Index chinh phục ngưỡng 1.000 điểm bất thành, khối ngoại đã bán ròng rất mạnh với hơn 1.050 tỷ đồng, giá trị lớn nhất trong 6 phiên bán ròng tiếp theo.
![]() |
Áp lực dành cho nhà đầu tư trong ngắn hạn sẽ là lựa chọn cổ phiếu phù hợp |
Và chắc chắn, không chỉ có khối ngoại bán ròng mà ngay cả những nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư cá nhân cũng có thể tiến hành hiện thực hóa lợi nhuận cho mình trong một số trường hợp nhất định. Một nguyên nhân nữa khiến thị trường điều chỉnh nằm ở việc lượng tiền margin đã một phần nào đó gia tăng sau những diễn biến thuận lợi của thị trường suốt tháng 7.
Biểu hiện là khi VN-Index nằm dưới ngưỡng 980 điểm, giá trị giao dịch trong phiên thường nằm dưới ngưỡng 3.000 tỷ đồng/phiên, nhưng khi vượt qua ngưỡng này và bộc lộ khả năng chinh phục 1.000 điểm, thanh khoản của thị trường thường vượt mức 3.000 tỷ đồng/phiên. Khi tín hiệu bán ra xuất hiện, việc giảm tỷ trọng margin với mục tiêu cân đối tài sản, hay giảm nợ vay là điều bắt buộc.
Dao động biên độ hẹp
Phiên ngày 7/8, VN-Index đã tăng nhẹ trở lại từ hơn 964 điểm lên 965 điểm với thanh khoản khớp lệnh chỉ gần 2.800 tỷ đồng, bộc lộ một sự rụt rè nhất định trong giao dịch của các nhà đầu tư. Thực chất trong những phiên gần đây, VN-Index dù giảm, nhưng hiệu ứng điều chỉnh cũng khá phân tán thay vì trải trên diện rộng.
Như vậy, khi mua, nhà đầu tư cũng sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn, có những cổ phiếu giá tốt, nhưng một số vẫn tăng giá khi có cơ hội khiến nhiều người phải tính toán chiến thuật phù hợp. Việc mua cổ phiếu chỉ để lướt T+3 trong thời điểm hiện nay là không đơn giản khi những biến động bất ngờ từ thị trường thế giới vẫn có thể tác động đến thị trường trong nước. Nhưng nếu mua để giữ dài thì nhà đầu tư cũng phải chấp nhận “tắt bảng điện” không theo dõi đến những biến động ngắn hạn và đây cũng lại là một thách thức.
Trước mắt, sau mùa báo cáo tài chính bán niên, nhiều khả năng thị trường sẽ có một khoảng lặng thông tin và khả năng những yếu tố ngoại trong ngắn hạn bao gồm diễn biến từ thị trường quốc tế và động thái của khối ngoại sẽ tác động đến diễn biến của VN-Index.
Với “thói quen” từ những lần trước, ngưỡng 960 điểm chưa phải là ngưỡng hấp dẫn để dòng tiền vào mạnh, tuy nhiên, việc một số cổ phiếu có vốn hóa lớn vẫn đang được mua vào khá tốt sẽ giúp cho VN-Index dù có thể điều chỉnh những sẽ không quá sốc.
Nếu VN-Index vẫn có thể duy trì được ngưỡng 960 điểm trong 2-3 phiên tới, thì có thể kỳ vọng một “vòng” mới cho thị trường sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, áp lực dành cho nhà đầu tư trong ngắn hạn sẽ là lựa chọn cổ phiếu phù hợp vì dòng tiền đang luân chuyển rất nhanh, có khi chưa đến T+3 đã dịch chuyển sang các nhóm ngành khác.
Tin liên quan
Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược
