agribank-vietnam-airlines

Dệt may Việt Nam: Thúc đẩy liên kết chuỗi mở rộng thị trường xuất khẩu

Phạm Thị Hương Giang
Phạm Thị Hương Giang  - 
Cần thúc đẩy nhanh việc đầu tư vào hạ tầng, cơ sở vật chất của các nhà máy, đạt các chuẩn mực trong đánh giá của các nhãn hàng. Bên cạnh đó, các đơn vị trong ngành cũng quyết liệt thúc đẩy việc đầu tư xây dựng thiết bị và công nghệ tự động hóa và quản trị số...
aa

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam đang triển khai các giải pháp thúc đẩy liên kết chuỗi và chủ động kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành là sản xuất vải, đặc biệt là vải dệt kim nhằm chuẩn bị cho các mục tiêu và khát vọng đến năm 2025 - 2027, dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường EVFTA, RCEP sẽ đứng hàng thứ nhất. Để đạt được khát vọng này, ba năm gần đây, đặc biệt 2021 và 2022, dệt may Việt Nam đã và đang thúc đẩy quyết liệt trong việc đầu tư xây dựng thiết bị công nghệ tự động hóa và quản trị số để tăng năng suất lao động và các điều kiện để đạt mục tiêu này.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa cho biết, doanh thu hợp nhất của Vinatex 6 tháng đầu năm 2022 đạt 10.295 tỷ đồng, bằng 138,1% so với cùng kỳ, đạt 57% kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 980 tỷ đồng, bằng 155,6% cùng kỳ, đạt 103% kế hoạch năm… Đây cũng là năm tiếp theo các doanh nghiệp Vinatex có vốn chi phối đóng góp 68,4% vào lợi nhuận, còn lại 31,6% đến từ các doanh nghiệp liên kết của Vinatex. Đặc biệt ngành sợi 6 tháng đầu năm 2022 có doanh thu tăng 31%, lợi nhuận tăng 49% so với cùng kỳ do tận dụng được giá bông tốt đã mua cuối năm 2021; Với ngành may, doanh thu tăng 27%, lợi nhuận tăng 140% so với cùng kỳ…

det may viet nam thuc day lien ket chuoi mo rong thi truong xuat khau
Ảnh minh họa

Trong những tháng cuối năm 2022, trước những dự báo xấu về thị trường do kinh tế thế giới đình trệ - lạm phát; lãi suất tăng mạnh; hàng tồn kho cao, sức mua thấp, dòng tiền hạn chế… Vinatex đề ra nhiều giải pháp trọng tâm. Trong đó doanh nghiệp tập trung giữ ổn định hệ thống sản xuất, việc làm trong điều kiện đơn hàng biến động; Linh hoạt trong điều hành sản xuất, duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm; Xây dựng kế hoạch đầu tư đáp ứng mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp dệt may...

Cùng với việc chủ động nâng cao nội lực, xuất khẩu vẫn là hướng đi ưu tiên của các doanh nghiệp trong ngành. Ông Vũ Đức Giang cho biết, 6 tháng đầu năm 2022 toàn ngành dệt may đã xuất khẩu được 22,3 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ 2021. Ba năm gần đây Trung Quốc, thành viên của Hiệp định RCEP trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của dệt may Việt Nam bên cạnh các thị trường lớn khác là Mỹ, EU Nhật Bản, Hàn Quốc.

“Hiện nay, Trung Quốc đang nhập khẩu từ Việt Nam những sản phẩm mà trước đây chúng tôi không bao giờ mơ có thể xuất khẩu vào Trung Quốc như sản phẩm sợi các loại. Hiện nay Trung Quốc nhập khẩu sợi từ Việt Nam tương đối lớn với mức bình quân năm 2021 khoảng trên 4 tỷ USD. Tiếp đến là quần, áo sơ mi các loại, áo zắc két các loại và quần áo trẻ em… với kim ngạch cũng rất lớn. RCEP là một hiệp định mang lại kỳ vọng rất lớn để thúc đẩy nhanh các sản phẩm dệt may Việt Nam vào thị trường Trung Quốc nhanh hơn nữa”, ông Giang cho hay.

Để tận dụng một cách hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, nhất là những ưu đãi trong Hiệp định RCEP, người đứng đầu Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành đã và đang đề ra nhiều giải pháp và phương hướng để thúc đẩy phát triển bền vững trong thời gian tới.

Theo đó, thúc đẩy nhanh việc đầu tư vào hạ tầng, cơ sở vật chất của các nhà máy, đạt các chuẩn mực trong đánh giá của các nhãn hàng. Đây là điều kiện cần và điều kiện đủ, bởi nếu quy mô các nhà máy không đạt các chuẩn mực, chúng ta sẽ không thực hiện được các đơn hàng. Không chỉ riêng RCEP, các hiệp định thương mại khác cũng đòi hỏi các chuẩn mực liên quan đến chương trình phát triển xanh hóa, chương trình phát triển năng lượng tái tạo, điện áp mái và tiết kiệm các nguồn lực, nguồn nước…

Bên cạnh đó, các đơn vị trong ngành cũng quyết liệt thúc đẩy việc đầu tư xây dựng thiết bị và công nghệ tự động hóa và quản trị số. Hiện nhiều công đoạn, thiết bị của ngành may đã được hiện đại hóa. Một công nhân hiện nay đã có thể đứng ở ba công đoạn, thậm chí một công nhân hiện nay có thể đứng phụ trách 4 máy cùng lúc. Đây là vấn đề sống còn thúc đẩy tăng năng suất lao động để tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, nhiều đơn vị khác cũng đã đầu tư nhiều thiết bị công nghệ tự động hóa cho ngành kéo sợi và ngành dệt nhuộm... Có nhà máy đã tự động hóa từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Chỉ còn rất ít lao động trong các khâu sản xuất bông, sợi vải, ghép thô, đánh bóng và đóng gói.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu vào thị trường RCEP, bên cạnh giải pháp chủ lực là phải tự động hóa để đảm bảo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dệt may, yêu cầu của quản trị số cũng đang đòi hỏi các nhà máy phải có sự đầu tư thích đáng vào các nhãn hàng… để đối tác từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… có thể theo dõi và quan sát từ xa các dây chuyền sản xuất này từ Việt Nam.

“Thị trường dệt may của nước ta đang trải khắp toàn cầu với nhiều sản phẩm dệt may rất đa dạng chứ không chỉ thuần túy là một kiểu dáng. Chúng ta có thị phần riêng và có tiềm lực riêng. Ngành dệt may Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy các liên kết chuỗi và chủ động kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành. Chúng tôi đang xây dựng chuẩn bị cho việc thúc đẩy thực hiện khát vọng đến năm 2025 - 2027, dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường RCEP sẽ đứng hàng thứ nhất. Đặt ra mục tiêu này là bởi với thị trường này, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn và chúng ta đang có một thị phần tương đối lớn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc”, ông Giang nhấn mạnh.

Phạm Thị Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data