Đề xuất mở lại ba chợ đầu mối ở TP.HCM
Theo đánh giá của ngành công thương TP.HCM, thời điểm bình thường (không có dịch Covid-19), mỗi ngày 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn tiếp nhận và phân phối khoảng 8.500-9.000 tấn hàng hoá, chủ yếu là thực phẩm tươi sống, thiết yếu như thịt gia súc, thịt gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây… Trong đó, phần lớn sản lượng được trung chuyển, đưa đi các tỉnh, thành khác tiêu thụ.
![]() |
Các chợ đầu mối là nơi tập kết và phân phối chủ yếu hàng nông, thủy sản cho thị trường TP.HCM |
Riêng tại chợ nông sản Thủ Đức, với quy mô hơn 20ha, lượng hàng trung chuyển về chợ mỗi đêm khoảng 2.800 tấn hàng hóa. Từ ngày 7/7, chợ Thủ Đức tạm ngưng hoạt động và ngành công thương TP.HCM phải bố trí trạm trung chuyển để tiếp nhận hàng hóa từ các tỉnh đổ về. Ông Nguyễn Văn Huây, Tổng giám đốc chợ nông sản Thủ Đức cho biết so với trước đây, lượng hàng về chợ giảm mạnh chỉ còn 50-60 tấn/ngày, chủ yếu là trái cây và rau củ quả.
Với chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, đây là điểm trung chuyển, cung ứng hàng thực phẩm, nông sản phía Tây Bắc thành phố, cũng là chợ thịt lợn lớn nhất ở TP. HCM khi cung ứng một nửa nhu cầu cho thành phố với trung bình mỗi đêm phân phối khoảng 4.000-5.000 con lợn. Việc đóng cửa chợ này khiến lượng thịt lợn của Đồng Nai chuyển về TP. HCM gặp khó khăn (ngành chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết mỗi ngày ngành chăn nuôi của tỉnh xuất ra thị trường gần 9.000 con lợn với 85% đưa về TP.HCM và các tỉnh). Do không thể chuyển về chợ đầu mối Hóc Môn nên giá lợn hơi của nông hộ, trang trại tư nhân hiện chỉ còn 52.000 đồng/kg, nông dân lỗ nặng, thậm chí khó tiêu thụ vì không có chỗ. Đây là mức giá thấp nhất 2 năm qua, kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Quản lý và kinh doanh chợ Hóc Môn cho biết khu vực tập kết hàng trung chuyển tại chợ nếu được mở với diện tích 5.000m2 cũng có sức chứa từ 120 - 150 tấn thực phẩm/ngày. Và nếu trạm trung chuyển này được hoạt động sẽ giảm áp lực cung ứng hàng hóa cho các kênh phân phối của TP.HCM
Chợ đầu mối Bình Điền được coi là chợ đầu mối nông sản thực phẩm lớn nhất cả nước, cung cấp đến 70% lượng thực phẩm cho người dân TP. HCM. Đây cũng là chợ đầu mối duy nhất tập kết, phân phối thủy hải sản từ các tỉnh thành chuyển về TP.HCM. Trước đại dịch Covid -19, chợ có sản lượng hàng hóa bình quân đạt khoảng 2.700 tấn/ngày đêm, doanh thu đạt khoảng 125 - 130 tỷ đồng/ngày đêm. Chợ ngừng hoạt động khiến lượng nông sản, thủy hải sản từ các tỉnh miền Tây không thể đổ về bị ùn ứ nghiêm trọng.
Như thế rõ ràng, nếu 3 chợ đầu mối tại TP.HCM không mở lại thì chuỗi cung ứng thực phẩm thiết yếu giữa thành phố và các tỉnh, thành khu vực phía Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam (Tổ công tác 970) cho biết, tính đến nay đã có tổng số 367 đầu mối, cơ sở đăng ký về số lượng hàng hoá nông sản - thực phẩm sẽ tung ra thị trường trong những ngày sắp tới. Trong đó gồm 78 đầu mối cung ứng rau củ, 93 đầu mối cung ứng trái cây, 152 đầu mối cung ứng thuỷ hải sản, 24 đầu mối cung ứng lương thực và 120 đầu mối, cơ sở cung ứng các loại mặt hàng, thực phẩm khác... Nhóm trái cây có số lượng đăng ký tăng cao nhất là nhãn, lượng cung báo về từ các đầu mối là trên 700 tấn/ngày…
Sau khi kiểm tra các chợ, Tổ công tác 970 cho rằng, hiện chuỗi cung ứng nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam vẫn đang bị tắc nghẽn do các trạm kiểm soát chặt. Trong khi các chợ đầu mối, chợ truyền thống là đầu ra của hơn 70% lượng hàng hóa nông sản cung cấp cho TP.HCM thì hầu hết bị đóng cửa, gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung nông sản từ các tỉnh cho TP.HCM. Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ trưởng Tổ công tác 970, đã ký 2 công văn đề nghị TP.HCM phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Y tế sớm có cơ chế mở lại các chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn để đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh ở phía Nam.
Trước nhu cầu về địa điểm tập kết để cung ứng hàng hóa thiết yếu không chỉ cho TP. HCM mà cả các địa phương khác, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết do tình hình dịch bệnh còn phức tạp, trước khi mở các chợ đầu mối trở lại, nên mở một số địa điểm trung chuyển hàng hóa ở các chợ đầu mối nhằm giảm tải cho các siêu thị.
“Qua khảo sát thực tế cả 3 chợ đầu mối đều có địa điểm đáp ứng nhu cầu này nên chúng tôi kiến nghị TP.HCM sớm mở ra các địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa này với điều kiện phải bảo đảm các quy định về phòng chống dịch Covid-19”, ông Hải đề xuất.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
