Đề xuất hỗ trợ đầu tư kho lạnh trữ hàng
Theo VASEP, hệ thống kho lạnh trữ hàng là một mắt xích cốt lõi quan trọng đối với cả chuỗi sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đại dịch như hiện nay và với tầm nhìn chiến lược cho ngành này trong tương lai.
Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện đang thiếu kho lạnh trầm trọng khiến các doanh nghiệp trong ngành không thể thu mua được hơn nguồn nguyên liệu tôm cá mà bà con nông - ngư dân sản xuất ra; cũng như khó có thể trữ được nguồn hàng lớn để chủ động khi nhu cầu phục hồi trở lại.
Một khó khăn lớn ảnh hưởng tới việc phát triển các kho lạnh trữ thủy sản là chi phí đầu tư khá lớn, đại diện VASEP lý giải.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chính vì vậy, hiệp hội này đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và NHNN có chính sách hỗ trợ. Cụ thể, hỗ trợ lãi suất 0% trong 2 năm đầu và giảm lãi suất 50% trong 4 năm tiếp theo đối với các khoản cho vay dài hạn để đầu tư xây dựng kho lạnh tồn trữ với các kho lạnh có công suất tối thiểu là 5.000 pallet trở lên. Đồng thời, hỗ trợ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 2 năm đầu khi các kho lạnh kể trên đi vào vận hành, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết.
Thêm vào đó, hiện tình trạng ngập mặn tại các tỉnh ĐBSCL cũng đang ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng nguyên liệu thủy sản cho chế biến và xuất khẩu. Giá tôm và cá tra nguyên liệu tại khu vực này giảm mạnh do người nuôi sợ giá tiếp tục giảm sâu nên thu hoạch sớm. Trong khi đó, doanh nghiệp phải tạm thời ngưng mua nguyên liệu vì các đơn hàng bị hoãn, hủy và không có các đơn hàng mới. Cùng với đó, hầu hết các kho lạnh của doanh nghiệp đã đầy hàng tồn kho nên không chứa được nguyên liệu mới.
Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp tại ĐBSCL đã phải chuyển qua thuê kho lạnh ở miền Trung để trữ nguyên liệu tôm và hỗ trợ mua tôm nguyên liệu cho người dân.
Trong thời gian tới, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất - xuất khẩu được phục hồi thì nguồn nguyên liệu hiện có cũng chỉ có thể đáp ứng được 50% - 70% nhu cầu sản xuất.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh 44%, nhưng từ đầu tháng 3, quốc gia này đã dần có các đơn hàng trở lại. Kim ngạch xuất khẩu sang EU cũng giảm mạnh 20%, các thị trường khác như ASEAN, Hàn Quốc giảm lần lượt 4% và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, VASEP cũng đã kiến nghị với Bộ NN&PTNT các biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp thủy sản tháo gỡ các khó khăn tạm thời hiện nay thông qua việc tăng mức hỗ trợ.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
