Để doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam |
Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Việt Nam luôn nằm trong top 10 các nước xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT). Nhiều doanh nghiệp đã có tốc độ tăng trưởng 30-100% hàng năm, thậm chí cao hơn. Đơn cử, ở thị trường dịch vụ xuất khẩu có CMC Global tăng trưởng trung bình 70%... Thị trường trong nước ghi nhận những con số tăng trưởng lớn như One Mount tăng 80%; Viettel Cyber Security, FPT Smart Cloud tăng 100%...
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho biết, tính đến nay, số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký và đang hoạt động là trên 71.500 đơn vị. Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ có thế mạnh về nguồn nhân lực năng động và sáng tạo, mà còn có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường CNTT toàn cầu. Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu của các doanh nghiệp thuộc TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023 đạt 164.026 tỷ đồng, chiếm 43,75% tổng doanh thu của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam.
![]() |
MOR Software tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế |
Cùng với đó, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã và đang chứng minh được sự sáng tạo, linh hoạt và chuyên nghiệp trong việc cung cấp các giải pháp về CNTT cho các khách hàng quốc tế, ông Vũ Văn Tú, CEO MOR Software cho biết.
MOR Software hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm và giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp và hiện có 5 chi nhánh ở Việt Nam và Nhật Bản. Với sứ mệnh “Mang tri thức công nghệ Việt vươn tầm thế giới”, từ những ngày đầu thành lập, MOR Software đã tập trung phát triển theo định hướng toàn cầu hóa và triển khai thành lập các chi nhánh đại diện tại nước ngoài. Đến nay, MOR Software đã thực hiện thành công hơn 850 dự án tại hơn 10 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, và các nước châu Âu. Hiện công ty đang triển khai chiến lược 5 năm “Go Global” (2022-2026) với tầm nhìn đạt doanh thu 100 triệu USD, trong đó 50% đến từ thị trường sử dụng tiếng Anh.
Ông Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT chia sẻ, hiện nay nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trong đó có FPT đã thành công trong việc vươn ra thị trường thế giới. Đến nay, FPT đã có chi nhánh, văn phòng tại 29 quốc gia với gần 70.000 nhân sự, hoạt động trong 3 lĩnh vực công nghệ - viễn thông - giáo dục. “Hiện quy mô thị trường công nghệ số Việt Nam khá nhỏ hẹp, trong khi các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh không ngừng. Vì vậy việc phát triển ra thị trường quốc tế sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam hơn”, ông Vũ Anh Tú nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ đã định hướng đưa doanh nghiệp và sản phẩm công nghệ số Việt Nam chinh phục thị trường thế giới. Tuy nhiên để quá trình “xuất ngoại” này thành công, đòi các doanh nghiệp phải có sự chuyển mình mạnh mẽ, thích ứng với thời cuộc để tìm ra lối đi cho mình. Đồng thời, rất cần có những chính sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để giúp các doanh nghiệp công nghệ số phát triển lớn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
