Để bán lẻ trở thành động lực tăng trưởng
![]() | Tạo điều kiện để ngân hàng bán lẻ bứt phá |
![]() | Số hóa ngân hàng bán lẻ |
![]() | Ngân hàng bán lẻ thích ứng dần với dịch bệnh |
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Hiệp hội Ngân hàng, tỷ trọng cho vay bán lẻ của nhóm ngân hàng quy mô vừa và lớn chiếm 40 - 50%, có ngân hàng lên đến gần 90%... Đó là những con số tích cực cho thấy tăng trưởng dịch vụ bán lẻ đang được các ngân hàng đẩy mạnh.
Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, nếu so sánh với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn khi dư nợ cho vay đối với cá nhân, hộ tiêu dùng/GDP hiện mới chỉ khoảng 30%. Các sản phẩm bán lẻ như bảo hiểm/GDP mới chỉ ở mức 1%, trong khi trung bình trên các nước là 10%; tỷ lệ sở hữu thẻ tín dụng/tổng dân số khoảng 4% - quá nhỏ bé so với tỷ lệ 40 - 50% tại các quốc gia đang phát triển, và 70 - 80% ở các quốc gia phát triển. Nói như vậy để thấy, tiềm năng bùng nổ dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai gần tại Việt Nam là rất lớn. Vì vậy tín dụng bán lẻ chắc chắn sẽ là một trong những động lực phát triển chính của ngân hàng nhằm đa dạng hoá rủi ro tín dụng, mở rộng lợi suất danh mục tín dụng. “Sự ổn định của kinh tế vĩ mô cùng với việc thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tăng lên, niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng ngày một củng cố sẽ tạo môi trường thuận lợi cho NHTM phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ”, một chuyên gia ngân hàng nhận định.
![]() |
Vĩ mô ổn định tạo môi trường thuận lợi phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ |
Bán lẻ là mục tiêu được nhiều ngân hàng hướng tới, như VIB kỳ vọng trong vòng 5 năm tới sẽ là ngân hàng bán lẻ số 1 về quy mô và chất lượng thông qua việc đẩy mạnh phân khúc khách hàng trẻ (thế hệ Millenials và Gen Z) sẽ chiếm khoảng 85% danh mục khách hàng; SHB có tầm nhìn tới năm 2025 trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại trong top đầu khu vực… Thị trường cũng tiếp tục chứng kiến những cái bắt tay giữa ngân hàng với các đối tác nhằm đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực ngân hàng bán lẻ: Vietcombank và Vietnam Post ký thoả thuận hợp tác toàn diện, trong đó có dịch vụ thu hộ, chi hộ, giới thiệu khách hàng các dịch vụ tài khoản, dịch vụ ngân hàng của Vietcombank, đồng thời triển khai các dịch vụ trung gian thanh toán; ACB và Sun Life Việt Nam nâng tầm mối quan hệ hợp tác toàn diện hướng tới đem lại dịch vụ tài chính trọn vẹn dành cho nhóm khách hàng ưu tiên…
Tiềm năng lớn nhưng thách thức đặt ra cho các NHTM trong phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ cũng không nhỏ, khi quy mô vốn còn khiêm tốn, giảm khả năng cạnh tranh dẫn tới dễ đánh mất thị phần với các đối thủ khác. Theo chuyên gia, việc đầu tư công nghệ chưa tương xứng cũng gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc kết nối chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, gây lãng phí; trình độ nhân lực trong ngành chưa cao hay việc các NHTM Việt Nam chưa xây dựng được các phương án phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả, chưa có chiến lược tiếp thị rõ ràng…
Về giải pháp để đẩy mạnh ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ (trường Đại học Thương mại) nhấn mạnh tới việc đẩy nhanh hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến áp dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng như ứng dụng điện toán đám mây, blockchain trong hoạt động ngân hàng… Thực tế trong năm 2021, Thông tư 16/2021/TT-NHNN được ban hành đã hỗ trợ rất tốt cho các ngân hàng về định danh khách hàng qua kênh số. Lượng khách hàng mới của ngân hàng trên digital tăng nhanh, khoảng 40 - 90% (tuỳ từng ngân hàng) tổng lượng khách hàng mới của ngân hàng trong năm 2021; số lượng giao dịch thanh toán online năm 2021 tới 1,5 tỷ giao dịch - chiếm 71 triệu tỷ đồng Việt Nam…
Thêm vào đó, theo bà Thuỷ, cần thay đổi cơ chế quản lý theo hướng cho phép thí điểm với sản phẩm tài chính mới. Về phía các NHTM, theo chuyên gia này, các ngân hàng xem xét cơ cấu lại mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch theo hướng gọn nhẹ để tăng nhanh nguồn vốn, đáp ứng hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân; tăng cường xử lý tự động các quy trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định và xử lý thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời hoàn thiện quy định, quy trình nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
Dưới góc nhìn NHTM, bà Trần Thu Hương - Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc Ngân hàng bán lẻ của VIB cũng nhìn nhận, thị trường bán lẻ mới đang ở điểm khởi đầu cho một sự bùng nổ tiếp theo, và việc ngân hàng tập trung bán lẻ thì không thể đi theo mô hình truyền thống cũ, bắt buộc phải đẩy mạnh số hoá. “Bán lẻ mang lại thu nhập ổn định hơn cho ngân hàng, chính vì thế muốn đẩy mạnh mảng này phải có chiến lược và hướng khai thác riêng, phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng để phát huy tốt nhất thế mạnh của mình”, bà Hương chia sẻ thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
