agribank-vietnam-airlines

Đẩy mạnh phương thức thanh toán hiện đại

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Việc triển khai các mô hình thanh toán không dùng tiền mặt, không chỉ thúc đẩy, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại, cũng như tạo cơ hội cho người dân và doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hưởng các chính sách ưu đãi khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đây còn là hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh gắn với chương trình chuyển đổi số ở địa phương…
aa
Lựa chọn thẻ tín dụng: Nắm bắt xu thế thanh toán hiện đại
Giới trẻ trải nghiệm du lịch với trợ thủ thanh toán hiện đại

Nhân rộng thanh toán không tiền mặt

Đầu tháng 4/2023, UBND phường Nam Dương (quận Hải Châu), đã tổ chức khai trương tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt ở phố chuyên doanh điểm tâm đường Huỳnh Thúc Kháng. Theo đó, 75 hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống và các ngành hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng ở đường Huỳnh Thúc Kháng đã hưởng ứng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và thụ hưởng các chính sách ưu đãi từ các TCTD, trung gian thanh toán, các nhà cung cấp dịch vụ... Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), đơn vị hỗ trợ hướng dẫn các quy trình quản lý, thanh toán, sử dụng ứng dụng, thiết bị; đồng thời có chính sách ưu đãi dành cho các hộ kinh doanh nhằm khuyến khích việc sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến trên tuyến phố… Ông Nguyễn Phúc Bảo Nam, Chủ tịch UBND phường Nam Dương cho rằng, việc triển khai tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt ở phố chuyên doanh điểm tâm đường Huỳnh Thúc Kháng, tạo cơ hội cho người dân trên địa bàn trải nghiệm và hưởng các chính sách ưu đãi từ các TCTD, trung gian thanh toán, nhà cung cấp dịch vụ... đồng thời tạo dựng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngay sau đó, phường Hòa Thuận Tây (quận Hải Châu), cũng ra mắt tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt tại đường Nguyễn Hữu Thọ với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Theo đó, Viettel Đà Nẵng phối hợp với địa phương triển khai hướng dẫn các quy trình quản lý, thanh toán, sử dụng ứng dụng, thiết bị quét mã QR... tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đến nay, 100% cơ sở kinh doanh trên đường Nguyễn Hữu Thọ, đã phối hợp thực hiện tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thay đổi dần thói quen của người dân, hướng đến thanh toán số trên địa bàn cũng như công tác chuyển đổi số của địa phương.

Theo đại diện UBND quận Hải Châu, từ năm 2022, quận đã triển khai thí điểm mô hình tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt tại một số tuyến phố. Trên cơ sở kết quả, đánh giá và kinh nghiệm triển khai thí điểm, năm 2023 quận Hải Châu triển khai nhân rộng mô hình tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn 13 phường. Trước mắt, mỗi phường phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chọn ít nhất 1 đến 2 tuyến đường, để vận động các doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai mô hình.

Trước đó, Sở Công thương thành phố cũng đã phối hợp với Viettel, tổ chức ra mắt mô hình Chợ 4.0 tại chợ Cồn. Với mô hình này, tiểu thương và khách hàng có thể mua, bán hàng hóa tại chợ bằng cách quét mã VietQR hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money. Đến nay, mô hình Chợ 4.0 tại Đà Nẵng đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn tiểu thương và con số đang gia tăng từng ngày. Bởi, cơ quan chức năng ở địa phương đang tiếp tục nhân rộng mô hình tại một số chợ trên địa bàn nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho tiểu thương và người dân đi chợ quen dần với thanh toán không dùng tiền mặt…

Phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán

Thanh toán không dùng tiền mặt ở Đà Nẵng đang ngày càng phát triển bởi tính tiện dụng. Mới đây, Sở Du lịch thành phố đã có kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ngành du lịch giai đoạn 2023-2025”. Theo đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính của sở chấp nhận thanh toán trực tuyến phí, lệ phí trên Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố. Bên cạnh đó, 100% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố áp dụng triển khai một hoặc nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như, QRCode, cổng thanh toán Vnpay, máy POS quẹt thẻ, Internet banking, Mobile Banking, chuyển khoản trực tiếp trên máy ATM…; Tại các bãi tắm nước ngọt dịch vụ, các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu vực thuộc quản lý của Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân và du khách khi đến Đà Nẵng.

Đẩy mạnh phương thức thanh toán hiện đại
Đà Nẵng đang nhân rộng mô hình tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt

Có thể nói, việc triển khai các mô hình thanh toán không dùng tiền mặt, không chỉ thúc đẩy, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại, cũng như tạo cơ hội cho người dân và doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hưởng các chính sách ưu đãi khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đây còn là hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh gắn với chương trình chuyển đổi số ở địa phương…

Ông Võ Minh, Giám đốc NHNN chi nhánh Đà Nẵng cho biết, sau đại dịch Covid-19, nhận thức của người dân về sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã có những chuyển biến tích cực, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng. Qua đó, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát dịch bệnh song song với ổn định xã hội và thúc đẩy sự phát triển trở lại của nền kinh tế…

Nhằm góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, các TCTD trên địa bàn Đà Nẵng đã tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhiều ứng dụng điện tử ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Cơ sở hạ tầng và công nghệ được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Hệ thống ATM, POS tiếp tục hoạt động ổn định, được các ngân hàng quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tính đến cuối năm 2022, các chi nhánh NHTM trên địa bàn thành phố đã lắp đặt, đưa vào sử dụng 560 ATM và 7.469 POS. Giá trị giao dịch qua ATM ước đạt 365.180 tỷ đồng, qua POS ước đạt 12.247 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 82,00% và 42,12% so với cuối năm 2021... Các NHTM còn xây dựng nhiều ứng dụng ngân hàng số. Trong đó, tích hợp các tiện ích đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng trực tuyến, mà không cần đến quầy giao dịch như trước đây. Cùng với việc triển khai ứng dụng ngân hàng số, một số TCTD đã trang bị máy giao dịch tự động (Cash Deposit Machine - CDM) thay thế dần ATM, giúp khách hàng thực hiện giao dịch không cần dùng thẻ.

Ngoài ra, thực hiện đề án phát triển kinh tế ban đêm tại Đà Nẵng, các TCTD cũng đã tăng cường hướng dẫn, tư vấn, tiếp thị các điểm chấp nhận thanh toán tại các nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch, điểm kinh doanh dịch vụ tại các khu vực phát triển kinh tế ban đêm qua các kênh truyền thông đa dạng… mang đến những thông tin chi tiết, cụ thể, các chương trình ưu đãi cho đơn vị chấp nhận thanh toán và khách hàng.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Agribank, Đảng ủy Bảo hiểm Agribank, HĐQT Bảo hiểm Agribank, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tại Bảo hiểm Agribank chính thức được thành lập do đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đề ra Chiến lược và lộ trình đầu tư, phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2035, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới.
Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo và thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm và quản trị điều hành, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Agribank đã và đang có những bước tiến dài trong hành trình 37 năm xây dựng, lớn mạnh và phát triển bền vững. Bước vào kỷ nguyên mới, Agribank tiếp tục nỗ lực, khẳng định sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế.
Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành ngân hàng, Chatbot đang dần trở thành một công cụ chiến lược, giúp các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu quy trình vận hành và tạo dấu ấn cá nhân hóa trong chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để khai thác trọn vẹn tiềm năng, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong hành trình ứng dụng công nghệ này.
Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Trong thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, Agribank là một trong số rất ít các đơn vị đầu tiên trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tổ chức riêng một hội nghị quán triệt và thực hiện khẳng định sự chủ động sớm nhập cuộc, sẵn sàng bứt phá, cùng ngành Ngân hàng và đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Theo lãnh đạo VPBank, để hiện thực hóa "giấc mơ" xây dựng AI toàn diện, một tổ chức đơn lẻ là không đủ, thay vào đó việc xây dựng một hệ sinh thái số liền mạch và mạnh mẽ, đầu tư bài bản từ ban đầu sẽ là giải pháp phù hợp, một xu hướng không thể đảo ngược.
Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Nhờ triển khai dịch vụ Amazon Q Developer, Techcombank đã tối ưu hóa hiệu quả làm việc cho hơn 600 lập trình viên, thúc đẩy khả năng sáng tạo và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Vừa qua, Sacombank và Microsoft Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu trong ngành tài chính – ngân hàng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Sacombank.
Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Chiều 11/3, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức khoá đào tạo chuyên đề: “Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung số”. Khoá đào tạo không chỉ tập trung vào các kỹ năng tác nghiệp báo chí hiện đại mà còn mở ra những góc nhìn mới về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, sáng tạo nội dung của các cơ quan báo chí, truyền thông.
Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Ngày 07/03/2025, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data