agribank-vietnam-airlines

Đẩy mạnh mô hình khu công nghệ cao

Nguyễn Minh
Nguyễn Minh  - 
Để tháo những nút thắt, rất cần sự hỗ trợ tổng hợp về nguồn vốn, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghệ được tạo ra trong khu công nghệ cao, và phải thực hiện đồng bộ thì mới phát huy được hiệu quả cao.
aa
Dành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Bổ sung Khu Công nghệ cao Cần Thơ vào Quy hoạch
Khu công nghệ cao Đà Nẵng muốn thu hút đầu tư mạo hiểm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, khu công nghệ cao (KCNC) là yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia dựa trên đổi mới và sáng tạo; Là tiền đề quan trọng để Việt Nam tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vì vậy, cần có những giải pháp nhằm đẩy mạnh KCNC Việt Nam ngày càng phát triển.

Đẩy mạnh mô hình khu công nghệ cao
Khu công nghệ cao tại Đà Nẵng vẫn còn thưa thớt

Nghị quyết số 02-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định, từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; Khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trên cơ sở chủ trương đó và với việc ban hành các văn bản pháp lý về KCNC như Luật Công nghệ cao năm 2003, Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý KCNC, mô hình KCNC đã được chính thức phát triển với sự thành lập của KCNC Hòa Lạc. Đến nay, trên cả nước đã có thêm 2 KCNC được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Hiện các KCNC trong cả nước đều đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ước tính nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng trên 43 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu của KCNC là trở thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh. Đây cũng là nơi tập trung, liên kết hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo DNCNC; ứng dụng, chuyển giao CNC…

Mặc dù đã đi vào hoạt động và nhiều chính sách ưu đãi riêng nhưng các KCNC vẫn đang còn nhiều hạn chế như giải phóng mặt bằng, nguồn vốn đầu tư... khiến cho việc thu hút đầu tư còn chậm. Là KCNC đầu tiên của cả nước, sau 19 năm, KCNC Hòa Lạc vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Toàn khu có 78 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chậm trễ này là do giải phóng mặt bằng quá chậm bởi thiếu vốn, đến nay mới giải phóng được 84% mặt bằng. Cùng với đó là khó khăn về vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật; cơ chế thu hút đầu tư vào KCNC còn thiếu tính cạnh tranh.

Ông Nguyễn Trung Quỳnh, Phó Trưởng Ban quản lý KCNC Hòa Lạc cho biết, để thu hút đầu tư, ngoài chuyện giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, còn phải thúc đẩy liên kết giao thông với trung tâm thành phố Hà Nội. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng cho biết, Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển KCNC Hòa Lạc đối với việc hoàn thiện công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư cũng như xây dựng mô hình thành phố thông minh.

Tương tự, 2 KCNC tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng đang trong quá trình kêu gọi đầu tư. Nhiều chính sách ưu đãi và các chương trình xúc tiến đầu tư được triển khai đã đem lại những thành công nhất định. KCNC TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được 62 dự án đầu tư (còn hiệu lực), trong đó có 34 dự án trong nước và 28 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2 tỷ 535 triệu USD.

Ban Quản lý KCNC Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 1 dự án trong nước của Viện Kỹ thuật xây dựng hạ tầng với tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng, diện tích 0,49ha. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất vật liệu mới siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.

Tuy nhiên, cùng với những tồn tại đã nêu trên, các KCNC còn chưa tìm được hướng đi riêng, chưa có sự phối hợp trong xác định những lĩnh vực phát triển chiến lược nên mối liên kết, hợp tác giữa các KCNC chưa được phát huy. Chính vì vậy, để tháo những nút thắt này, rất cần sự hỗ trợ tổng hợp về nguồn vốn, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghệ được tạo ra trong KCNC, và phải thực hiện đồng bộ thì mới phát huy được hiệu quả cao.

Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo các bộ, ngành cần chung tay tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn mà các KCNC đang gặp phải. Chính phủ sẽ ban hành một nghị định mới về cơ chế chính sách đối với KCNC Hòa Lạc. Đây sẽ là một nền tảng quan trọng để tạo điều kiện cho hoạt động của KCNC này trong tương lai.

Nguyễn Minh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data