Đầu tư... chờ đợi chính sách
![]() | Phân bón: Nhiều triển vọng trong năm 2019 |
![]() | Dự án phân bón thua lỗ: Tính tới thoái vốn |
![]() |
Sản xuất phân đạm đang được hưởng lợi từ giá khí thấp |
Ngành phân bón kết thúc năm 2018 với kết quả không được khả quan khi lợi nhuận sau thuế các công ty niêm yết đều giảm so với năm trước đó. Chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) tiếp tục là điểm nhấn trong năm qua khi mà những dự đoán về việc thay đổi trong chính sách đã tạo nên một “con sóng” nhỏ trong giá cổ phiếu các công ty trong ngành.
Tuy nhiên, ngành phân bón sẽ phải tiếp tục chờ đợi thông tin chính thức trong năm 2019 khi mà dự thảo luật đã không được trình lên Quốc hội trong tháng 11/2018.
Đối với các công ty như Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) hay Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) đang được hưởng lợi khi giá khí đầu vào giảm theo giá dầu, trong khi giá bán đang có chiều hướng tăng trở lại. Bên cạnh đó, vẫn còn câu chuyện thoái vốn từ Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vốn vẫn chưa hoàn thành trong năm 2018. Với những nhận định trên, triển vọng năm 2019 của ngành một lần nữa sẽ xoay quanh câu chuyện thay đổi chính sách thuế và câu chuyện thoái vốn của các DN trong ngành.
Với tình hình hiện tại, có thể nhận thấy cơ hội đầu tư của ngành phân bón phải trông chờ vào việc sửa đổi Luật Thuế VAT trong năm 2019. Cụ thể, đạo luật này có khả năng sẽ được điều chỉnh theo hướng chuyển đổi mức độ áp thuế sản phẩm phân bón từ đối tượng không chịu thuế VAT sang diện chịu thuế VAT 5%.
Theo Công ty chứng khoán VNDirect, với chính sách hiện tại phân bón được miễn thuế VAT và các DN sản xuất phải ghi nhận thuế VAT cho nguyên liệu đầu vào trong giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, nếu chính sách thuế mới được thông qua, phân bón sẽ chịu mức thuế VAT 5%, nhưng nhà sản xuất có thể khấu trừ thuế đầu vào tương ứng, từ đó giảm giá vốn hàng bán và tăng biên lợi nhuận.
“Mức tăng của biên lợi nhuận gộp phụ thuộc vào: (1) tỷ lệ giá vốn hàng bán phải chịu thuế GTGT đầu vào của mỗi doanh nghiệp và (2) mức thuế GTGT áp dụng với từng loại nguyên liệu đầu vào”, VNDirect cho biết.
Theo đó, các công ty: Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Phân bón Dầu khí Cà Mau hay Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (LAS) sẽ là những DN hưởng lợi lớn.
Bên cạnh đó, kế hoạch thoái vốn từ PVN và Vinachem cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến ngành này. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra là PVN và Vinachem vẫn chưa hoàn thành việc thoái vốn các công ty phân bón và kế hoạch này được kỳ vọng thực hiện tiếp trong năm 2019.
Theo đó, PVN sẽ thoái vốn tại DPM và DCM xuống dưới 51% và Vinachem làm điều tương tự đối với SFG (CTCP phân bón miền Nam) và BFC (CTCP phân bón Bình Điền). Đồng thời, kế hoạch thoái vốn của PVN có thể thay đổi so với ban đầu khi DPM và DCM có thể sẽ hợp nhất trước khi được PVN thoái vốn xuống dưới 51%.
Điểm tích cực duy nhất của các DN niêm yết trong lĩnh vực phân bón những công ty có sản phẩm phân đạm như DPM hay DCM được hưởng với giá khí đầu vào đang giảm theo giá dầu và giá đạm thế giới đang hồi phục trở lại. Có thể các công ty sản xuất phân bón như DPM và DCM sẽ gia tăng được biên lợi nhuận gộp và từ đó cải thiện lợi nhuận. Tuy nhiên, tính bền vững của xu hướng này cần phải được theo dõi thêm nhất là giá khí đầu vào có thể sẽ tăng trở lại theo giá dầu của các nước thành viên OPEC và đồng minh đã thông qua thỏa thuận cắt giảm sản lượng thời gian tới.
Trường hợp cạnh tranh ở phân khúc NPK của CTCP phân bón Bình Điền là một ví dụ. Giới phân tích luôn nhận thấy cạnh tranh ở phân khúc NPK sẽ gay gắt hơn trong thời gian tới khi rất nhiều công ty lớn trong ngành tham gia vào lĩnh vực này như LAS, DPM khiến nguồn cung tăng mạnh.
Bên cạnh đó, nhu cầu phân NPK trong nước không tăng đáng kể, kìm hãm khả năng tăng trưởng ở thị trường nội địa. Cơ hội còn lại cho BFC chỉ nằm ở việc tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới mà kết quả có thể cũng chưa khả quan. Đến thời điểm này, việc thoái vốn của Vinachem vẫn được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tạm thời cho giá cổ phiếu trong năm 2019.
Trong khi đó, rủi ro hiện hữu mà BFC và các công ty phân bón phải đối mặt vô cùng nhiều. Như đã nói ở trên, cạnh tranh gia tăng đặc biệt ở mảng NPK chất lượng cao khi rất nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường. Nếu Luật Thuế VAT chưa được thông qua trong năm nay và giá khí tăng, cũng trở thành một trong những yếu tố gây cản trở sự tăng trưởng đối với các DN như DPM, DCM.
Theo phân tích một số công ty chứng khoán các DN sản xuất phân bón trong nước vẫn đang duy trì được thế ổn định trong ngắn hạn, cổ tức ổn định và có mức định giá khá hấp dẫn sau thời gian khá dài giảm điểm. Song việc chưa có tín hiệu rõ ràng về triển vọng ngành đã và đang khiến cổ phiếu phân bón chưa nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Ngoại trừ có thông tin về chính sách thuế mới xuất hiện, khi đó, nhà đầu tư mới có cơ hội kỳ vọng cổ phiếu phân bón "bật sáng" trở lại trong thời gian tới.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), từ cuối tháng 2/2019 hoạt động nhập khẩu phân bón đã khá sôi động. Hiện giá phân ure nhập khẩu bình quân ước đạt 292 USD/tấn, giảm 8,2% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 10,2% so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng năm 2019 giá nhập bình quân đạt 304 USD/tấn. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu phân bón có chiều hướng giảm mạnh. Tháng 2/2019 xuất khẩu phân bón của cả nước chỉ đạt 25 nghìn tấn, trị giá 7 triệu USD, giảm 42% về lượng và giảm 50,1% trị giá so với tháng 1/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón ước đạt 68.000 tấn, trị giá 21 triệu USD, giảm 46,3% về lượng và 47,8% trị giá so với cùng kỳ năm trước. Hiện phân bón của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á (Campuchia, Malaysia) với tỷ lệ 65% thị phần. Tuy nhiên 5 tháng gần đây các thị trường này đều giảm nhập phân bón so với các mùa vụ trước. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
