Đâu là sân chơi của các CEO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
![]() | Thủ tướng đề nghị DN, doanh nhân nói không với tiêu cực |
![]() | Xóa bỏ rào cản cho doanh nghiệp |
![]() | Thời cơ cho lớp doanh nhân mới |
Động lực đến từ các hiệp định thương mại
Cuộc khảo sát được tiến hành thông qua việc phỏng vấn 1.154 lãnh đạo doanh nghiệp tại khu vực APEC (trong đó có 54 lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam). Đây là năm thứ 7 PwC thực hiện cuộc khảo sát này với mục đích nâng cao nhận thức về những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và đầu tư trong khu vực. Hơn một nửa trong số tất cả người tham gia khảo sát là lãnh đạo các doanh nghiệp có doanh thu thường niên cao hơn 1 tỷ USD.
![]() |
Thông tin đáng chú ý nhất trong báo cáo từ khảo sát là các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi có xu hướng mở rộng đầu tư nhiều hơn trong năm tới. Vị thế trung tâm của Việt Nam trong các hiệp định thương mại khu vực cũng góp phần nâng cao triển vọng tăng trưởng. Trong đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam mặc dù vào thời điểm hiện tại, khả năng TPP trở thành hiện thực đã giảm so với năm trước… Các CEO tại Việt Nam đánh giá: Tiến trình tự do hóa thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra nhanh hơn so với các CEO tại Mỹ và Nhật Bản. Họ cũng cho rằng nguồn nhân lực giá rẻ và có tay nghề là một động lực chính cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực.
Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn thuộc nhóm cao
Mặc dù các chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự báo tăng trưởng GDP khiêm tốn hơn trong năm nay, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn thuộc nhóm cao nhất trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam đang thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Với dân số hơn 90 triệu người, thu nhập bình quân tăng trưởng nhanh chóng và chính sách cởi mở với sở hữu nước ngoài đang làm Việt Nam ngày càng thêm hấp dẫn. Trong bối cảnh đó, các CEO tin tưởng nhất vào khả năng tăng biên lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh trong nước.
![]() |
Ông Johan Nyvene, CEO Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) cho biết: "Việt Nam sẽ hưởng lợi từ sự hội nhập ngày càng sâu rộng của các nền kinh tế trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia khác trong khu vực đang chậm lại, dẫn tới việc các doanh nghiệp tại đó sẽ phải tìm cách đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến không chỉ cho những nhà đầu tư đến từ các quốc gia phát triển mà cả những nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia”.
Mặc dù triển vọng tăng trưởng trong khu vực không chắc chắn, các CEO khu vực APEC vẫn tiếp tục đầu tư vào những nền kinh tế trong khu vực để gieo mầm cho tăng trưởng trong tương lai. Trong số những lãnh đạo doanh nghiệp phụ trách thị trường Việt Nam, 76% dự định sẽ tăng đầu tư trong năm tới - cao hơn so với mức 53% của các CEO trên toàn khu vực APEC. 38% CEO được hỏi cho biết, đối thủ hàng đầu của họ là một doanh nghiệp dẫn đầu khu vực APEC hoặc một công ty đa quốc gia có trụ sở tại một nền kinh tế mới nổi. Đây là dấu hiệu cho thấy môi trường cạnh tranh thu hút các dòng vốn đầu tư đang thay đổi. Vì hai năm, 41% các CEO tham gia khảo sát cho rằng ối thủ hàng đầu của họ là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại một nền kinh tế phát triển.
Có hai xu hướng đầu tư phản ánh kỳ vọng về tăng trưởng kinh doanh trong tương lai.
Thứ nhất, mở rộng qua biên giới thông qua đầu tư có mục tiêu. Trung bình mỗi lãnh đạo doanh nghiệp APEC đang đầu tư vào 7 nền kinh tế APEC khác. Song song với việc đẩy mạnh đầu tư xuyên biên giới nhằm kích thích tăng trưởng thì các doanh nghiệp cũng đang gặp phải nhiều quy định mới. Các CEO cho biết họ sẽ tìm cách cân bằng giữa yếu tố pháp lý, chính sách và yếu tố thị trường khi quyết định kinh doanh ở nước ngoài. Điều này có nghĩa là các khoản đầu tư kinh doanh sẽ chảy nhiều hơn vào những nền kinh tế có điều kiện pháp lý phù hợp cho việc mở rộng kinh doanh.
Thứ hai, mở rộng cách tiếp cận dữ liệu trong và ngoài doanh nghiệp mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things -IoT) đang mở ra những mô hình kinh doanh mới và kết nối chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác cung ứng.
Làn sóng đầu tiên của sự kết nối này là xu hướng số hóa hoạt động, điển hình là trong các ngành công nghiệp và tiện nghi công cộng (ví dụ: máy đo thông minh trong lĩnh vực cung cấp điện; cảm biến, robot học trong sản xuất công nghiệp). IoT cũng đang phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp (định vị gia súc bằng bộ cảm biến); nhà ở thông minh (máy đo nhiệt độ cảm ứng với sự hiện diện của chủ nhà); bán lẻ (quần áo thể thao có khả năng gửi dữ liệu sinh trắc học lên đám mây để phân tích trong thời gian thật); lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Có thể nói quy mô ứng dụng công nghệ IoT đã đạt đến điểm bùng phát.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
