Đâu là lợi thế cạnh tranh?
![]() | Taxi và cuộc chiến công nghệ |
![]() | Cạnh tranh công nghệ: Kỷ nguyên mới của taxi |
Đề án thí điểm được áp dụng vào hoạt động của Vinasun Corp tại TP. Hồ Chí Minh thông qua ứng dụng phần mềm Vinasun app cho dịch vụ V Car. Hành khách có thể sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính bảng để kết nối với các xe ô tô vận chuyển hành khách của Vinasun Corp có lắp đặt thiết bị giám sát, quản lý được lộ trình, tiền cước, đánh giá chất lượng phục vụ… Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (Bộ Giao thông - Vận tải), Đề án được thực hiện thí điểm trong 2 năm và sẽ đánh giá để chính thức triển khai mở rộng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ông Nguyễn Bảo Toàn, Phó tổng giám đốc Vinasun cho biết, Đề án bước đầu tạo sự tiện lợi, giúp người dân có điều kiện tiếp cận loại hình xe hợp đồng có ứng dụng công nghệ thông tin, giá rẻ và an toàn cao, thanh toán thuận tiện… Ngoài ra, Vinasun Corp sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư nâng cấp xe mới, hiện đại, chú trọng đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, phục vụ khách hàng tận tình. Ông Toàn khẳng định, đây mới chính là lợi thế cạnh tranh lâu bền của các hãng taxi truyền thống, bên cạnh việc đổi mới công nghệ.
Thực tế, thời gian qua sau khi hoạt động tại Việt Nam, các hãng taxi công nghệ như Grab, Uber đã có phần nào lấn lướt thị trường vận chuyển hành khách trong nước. Theo Hiệp hội taxi TP. Hồ Chí Minh, trước sự cạnh tranh gay gắt của các hãng vận chuyển ứng dụng công nghệ mới với nhiều tính năng ưu việt, nhiều hãng taxi truyền thống đã bị sụt giảm thị phần, lợi nhuận giảm 35 - 40%.
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi thành phố cho rằng, các hãng vận chuyển nước ngoài đang cạnh tranh không lành mạnh về giá, cũng như liên tục áp dụng các hình thức khuyến mãi "sốc" nhưng không tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý trong nước.
"Hình thức dùng tiềm lực tài chính mạnh để hạ giá, giảm giá và khuyến mãi liên tục không phải là cạnh tranh lành mạnh, mà đang dùng sức ép để triệt tiêu các hãng taxi trong nước" - ông Hỷ nói.
Vì vậy, một số hãng taxi nội cho biết, đang thu thập thêm bằng chứng để theo đuổi vụ kiện phá giá này. Mặt khác, đại diện các hãng taxi truyền thống cho rằng họ đang bị yếu thế hơn do phải chịu nhiều quy định ràng buộc về giá, cước, khuyến mãi, sử dụng lao động, chi trả lương, thưởng theo Luật DN, Luật Lao động, Bảo hiểm xã hội.... nên khó có thể cạnh tranh lại với các hãng vận chuyển nước ngoài.
Đặc biệt, taxi truyền thống cho rằng họ đang ở trong cuộc chiến không cân sức, bởi lợi thế cạnh tranh không thuộc về họ khi cơ quan quản lý nhà nước hiện đang khống chế số lượng xe taxi ở mức 11.000 xe, nhưng lại cấp phù hiệu, hợp đồng xe cho khoảng hơn 20.000 xe sử dụng ứng dụng Uber, Grab.
Ngoài ra, khi taxi truyền thống phải chịu nhiều loại phí, trong đó có hai loại thuế cao là VAT 10% và thuế thu nhập DN 20%, thì các hãng vận chuyển ứng dụng công nghệ chỉ bị áp thuế VAT 3% doanh thu được hưởng tại Việt Nam.
Bàn về vấn đề này, một số chuyên gia nhận định, cuộc chiến giữa taxi truyền thống và các hãng vận chuyển sử dụng công nghệ mới còn dai dẳng và chưa đến hồi kết. Song rõ ràng, việc thay đổi sẽ tạo động lực cho sự phát triển.
Mặc dù chưa biết kết cục sẽ ra sao, nhưng người tiêu dùng, khách hàng đang được hưởng lợi từ giá cước rẻ, dịch vụ chăm sóc tận tình, chu đáo. Đây cũng chính là cơ hội để các DN trong nước nhìn lại bản thân, cũng như nhanh chóng đổi mới, nâng cấp, chứ không nên chỉ trông chờ vào những lợi thế sẵn có từ lâu nay.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
