Đạt trên 6 tỷ USD, giá trị thương hiệu Viettel tăng 32 bậc
Viettel vừa được Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới công bố được định giá 6,016 tỷ USD (tăng 3,4% so với năm 2020) trong bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới 2021.
Viettel tiếp tục là thương hiệu Việt Nam duy nhất trong danh sách này, xếp thứ 325 thế giới, tăng 32 bậc so với năm trước đó. Đồng thời cũng là thương hiệu viễn thông duy nhất tại Đông Nam Á có mặt trong bảng xếp hạng này.
Theo báo cáo của Brand Finance, có tổng cộng 34 thương hiệu viễn thông top 500 tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu viễn thông thế giới đều có mức giảm giá trị trung bình -2%.
Viettel xếp hạng trên các thương hiệu: Nescafe (Thụy Sĩ); Qualcomm (Mỹ); Spotify (Thụy Điển); Lenovo (Trung Quốc); Claro (Mexico)…
Hàng năm, Brand Finance sẽ định giá lại các thương hiệu trên toàn cầu dựa trên hiệu quả của hiệu suất của thương hiệu về các biện pháp vô hình, so với các đối thủ cạnh tranh.
Giá trị thương hiệu của Viettel đã tăng gấp đôi kể từ khi quyết định chuyển dịch từ một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sang thành một doanh nghiệp tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số vào năm 2018.
Đầu năm 2021, Viettel đã tuyên bố tái định vị thương hiệu, hình thành 6 nền tảng chủ đạo của một xã hội số gồm: Hạ tầng số; Giải pháp số; Nội dung số; Tài chính số; An ninh mạng và Nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao, điều này góp phần làm gia tăng giá trị thương hiệu của Viettel.
Cùng với đó, kết quả sản xuất kinh doanh của Viettel 2020 cũng có nhiều điểm sáng khi đạt tổng doanh thu hơn 264 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với 2019, đạt 102,4% so với kế hoạch năm.
Doanh thu các dịch vụ số của Viettel tăng trưởng 27,7%, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình của công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam (14,7%), đồng thời xây dựng nền tảng hoàn chỉnh cho các dịch số mang tính dẫn dắt thị trường, đặc biệt các sản phẩm, dịch vụ cho Chính phủ, các bộ ngành.
Báo cáo của Brand Finance được thực hiện trên 14 lĩnh vực tại 30 quốc gia, với quy mô mẫu trên nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng của trên 5.000 thương hiệu. Ngoài ra, sức mạnh thương hiệu được tính dựa trên hiệu quả của hiệu suất của thương hiệu về các biện pháp vô hình, so với các đối thủ cạnh tranh.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
