Đánh cược vào dự án cao cấp
![]() | Nhà cao cấp khóc ròng |
![]() | Thị trường căn hộ chung cư: Phân khúc cao cấp tăng giá |
![]() |
Ảnh minh họa |
Từ trước đến nay, phân khúc BĐS hạng sang phần lớn nằm trong tay các chủ đầu tư nước ngoài. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như Capitaland, Kusto, Keppel Land, Frase... Trong số các nhà đầu tư nước ngoài “nhòm ngó” thị trường BĐS Việt Nam, nổi lên các thương vụ bắt tay của người Nhật như Kajima và Indochina Capital, Mitsubishi cùng Tập đoàn Bitexco; bộ ba Daiwa House- Nomura - Sumitomo kết nối cùng Phú Mỹ Hưng; Tokyo hợp tác với Bicammex; Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad với Nam Long; Lemon Grass Master Fund cùng Sonkim Land.
Thông thường khi nhắm vào phân khúc cao cấp, các chủ đầu tư nước ngoài thường áp dụng các tiêu chí chất lượng của nước ngoài nên mức chi phí từ thiết kế, đến thi công, xây dựng... rất cao. Điều này khiến giá thành sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp thường dao động trung bình ở mức khoảng 3.000 - 4.000 USD/m2.
Thực tế, dù các nhà đầu tư khi có ý định rót vốn vào phân khúc cao cấp bao giờ cũng có chiến lược cụ thể và định vị về thị trường và dòng sản phẩm, tuy nhiên vẫn không khỏi có những câu hỏi nghi ngại đặt ra về tiềm năng, cũng như thời điểm để tham gia vào thị trường này cho thích hợp.
Trước đó, Hiệp hội BĐS TP. HCM (Horea) đã từng đưa ra cảnh báo về hiện tượng lệch pha cung cầu. Trong đó nhấn mạnh, dòng tiền đầu tư đang chảy quá nhiều vào phân khúc trung cao cấp (chiếm đến hơn 60% thị phần), trong khi nhu cầu của đại đa số người dân có thu nhập trung bình khá thì ít được đáp ứng.
Mặc dù vậy, theo quan điểm của bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu thị trường CBRE, nguồn cung căn hộ cao cấp trên thị trường tăng trong thời gian qua, song tỷ lệ hấp thụ cũng đáng kể nên chưa quá lo lắng về vấn đề này.
Thậm chí, một số chủ đầu tư còn cho biết, mức tiêu thụ phân khúc hạng sang (khoảng 8.000USD/m2) khá tốt bởi không có quá nhiều hàng hóa để cung ứng ra thị trường. Đơn cử tại dự án Waterrina Suites, số lượng penhouse hết sức giới hạn, chỉ có 4 căn với mức giá ước đoán lên đến 16 - 17 tỷ đồng, nhưng lại được nhiều khách hàng tiềm năng kỳ vọng.
Theo số liệu thống kê của CBRE, chỉ tính riêng tại khu vực quận 2, tỷ lệ chào bán mới căn hộ cao cấp chiếm 36%, trong khi tỷ lệ bán được là 75%, tăng 7% so với thời điểm cách đây 3 năm. Đây có lẽ cũng chính là lý do giải thích tại sao, nhiều nhà đầu tư ngoại vẫn bỏ ra số tiền đầu tư hàng chục triệu USD “đặt cược” vào phân khúc cao cấp. Theo ông Tetsuo Kida, Tổng giám đốc Maeda Thiên Đức, thị trường BĐS tại Việt Nam rất nhiều tiềm năng, nên sắp tới sẽ còn tiếp tục có làn sóng đầu tư vào đây để đón đầu cơ hội.
Bàn về vấn đề này, một số chuyên gia nhận định, nhu cầu đối với phân khúc cao cấp của một bộ phận người dân có thu nhập cao là có thực, vấn đề là các nhà đầu tư, phát triển dự án có thực sự đáp ứng đúng tiêu chuẩn cao cấp để trở thành thương hiệu và định vị trên thị trường BĐS hay không? Ngoài ra, trong những giai đoạn khó khăn, phân khúc cao cấp bao giờ cũng dễ đi vào thoái trào trước tiên. Ngược lại, phân khúc đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân sẽ có sức sống bền vững hơn.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát
